Thực trạng quản lý trang thiết bị cơ sở vật chấtvà kinh phí phục vụ công tác

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.6. Thực trạng quản lý trang thiết bị cơ sở vật chấtvà kinh phí phục vụ công tác

tác bồi dưỡng HS có học lực yếu

a. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là điều kiện hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Cơ sở vật chất ở các trường THPT còn thiếu nhiều, chỉ đáp ứng cho việc dạy học chính khóa nên công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu.

Kết quả khảo sát CBQL, GV và HS cho biết điều kiện cơ sở vật chất đối với công tác bồi dưỡng HS có học lực lực yếu thể hiện qua bảng 2.18:

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát ý kiến CBQL, GV và HS về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu

Mức độ đánh giá

CBQL, GV HS

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Không đảm bảo, còn nhiều thiếu thốn 2 4.8 0 0.0

Bình thường 7 16.7 7 2.1

Khá tốt, đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu 19 45.2 173 51.3

Rất tốt, đáp ứng tốt yêu cầu 14 33.3 157 46.6

Qua bảng 2.18, có thể thấy rằng đa số ý kiến của CBQL, GV và HS cho rằng CSVC của các trường THPT khá tốt, đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu. Trong đó có tới 4.8% số CBQL, GV cho rằng trang bị CSVC của nhà trường là không đảm bảo, còn nhiều thiếu thốn, không đạt yêu cầu, có tới 16.7% CBQL, GV và 2.1% HS cho rằng bình thường. Các con số trên cho thấy CSVC của một số nhà trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học của cả GV và HS. Tuy nhiên, trong thời gian tới HT tiếp tục đầu tư CSVC, để công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu đạt hiệu quả cao.

b. Kinh phí

Kinh phí giao hàng năm có nhưng rất hạn hẹp nên không đủ chi cho công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu, hơn nữa việc bồi dưỡng HS có học lực yếu là trách nhiệm, là công việc của các nhà trường và không được thu tiền HS. Vì vậy gây khó khăn rất lớn cho các hiệu trưởng bởi số HS có học lực yếu nhiều, trong khi đó kinh phí không được cấp thêm, do vậy đòi hỏi các trường phải lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cơ thể.

Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả khảo sát về QL kinh phí trong công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu

TT Nội dung quản lý

Không SL TL % SL TL % 1

Nhà trường dành khoản kinh phí nhất định từ ngân sách để chi

cho GV dạy bồi dưỡng 4 5.5 38 90.5

2

Nhà trường có huy động kinh phí ngoài ngân sách của trường từ

việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa để chi cho GV dạy bồi dưỡng 2 4.8 40 95.2 3

Nhà trường có chủ trương miễn giảm tiền học bồi dưỡng cho HS

thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, con gia đình chính sách 40 95.2 2 4.8 Qua trao đổi với hiệu trưởng, GV và thăm dò ý kiến của HS thì các trường THPT huyện Tây Giang không thu tiền bồi dưỡng từ HS có học lực yếu, nhà trường cũng không dành một khoản kinh phí nào từ ngân sách để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HS, tất cả GV bồi dưỡng chủ yếu trên tinh thần tự nguyện do nhà trường và Công đoàn trường

phát động. Tuy nhiên, để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả thì các trường cần phảt tìm các nguồn từ xã hội hóa giáo dục cũng như hiệu trưởng cũng nên tính toán hỗ trợ một phần nào đó từ ngân sách nhà nước để động viên các thầy cô giáo, làm cho GV có thêm động lực trong công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)