Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng họcsinh có học lực

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 77 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng họcsinh có học lực

Tạo điều kiện về thời gian, chế độ, chính sách và các điều kiện khác phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu.

HT nắm bắt được năng lực chuyên môn của mỗi GV, từ đó có căn cứ để phân công chuyên môn hợp lý, đúng người, đúng việc nhằm phát huy được hiệu quả làm việc của mỗi giáo viên.

Việc tuyển chọn và phân công GV bồi dưỡng học sinh có học lực yếu cần dựa vào các điều kiện: có năng lực chuyên môn vững, tâm huyết với nghề, đạt giáo viên dạy giỏi, nhiệt tình trong công tác, có ý thức tìm tòi nghiên cứu trong chuyên môn, tìm ra các phương pháp mới trong dạy học. Để lựa chọn được GV chính xác hiệu trưởng phải sử dụng nhiều kênh thông tin như: Dự giờ, phiếu thăm dò đánh giá từ phía học sinh, cha mẹ học sinh, từ đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn, đây là việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý, giúp HT nắm bắt được tình hình chất lượng giáo viên, từ đó phân công chuyên môn phù hợp.

Người quản lý cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho GV, xác định rõ từng nội dung bồi dưỡng cho từng GV và thời gian, thời lượng bồi dưỡng.

Để có đội ngũ GV cốt cán bồi dưỡng học sinh có học lực yếu bền vững và hiệu quả, HT của các trường THPT cần phải bố trí và phân công đội ngũ GV dạy phụ đạo có tính kế thừa. Chẳng hạn như: bố trí một GV giảng dạy bồi dưỡng trong ba năm của một lớp để nắm toàn bộ chương trình toàn cấp. Như thế GV sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được ưu khuyết điểm của từng học sinh. GV sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với trường về chất lượng của lớp mình phụ trách. Lấy kết quả bồi dưỡng học sinh có học lực yếu hằng năm làm một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại GV, khen thưởng GV, tập thể tổ, nhóm chuyên môn.

3.2.5. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng học sinh có học lực yếu lực yếu

a. Mục đích

Nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng là yếu tố quan trọng trong hoạt động bồi dưỡng nhận thức cho học sinh yếu. Bởi đổi mới là sự cải tiến, thay đổi một nội dung, hình thức nào đó để nâng cao nhận thức và kết quả.

Mặt khác, đổi mới giúp cho người học tiếp cận với cái mới, tránh được sự nhàm chán, tạo điều kiện giúp các em củng cố được kiến thức cơ bản, nắm được phương

pháp học tập mới, từ đó có thể các em hứng thú hơn, yêu thích môn học hơn. Bên cạnh đó cần phối hợp giữa giáo dục ý thức và kiến thức kỹ năng để đưa các em vào sân chơi, từng bước giúp các em yêu thích môn học.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung bồi dưỡng phải kết hợp hài hòa giữa giáo dục pháp luật tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với nội dung chương trình bồi dưỡng. Nội dung về giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống được tổ chức chung cho học sinh toàn trường. Đối với nội dung bồi dưỡng học sinh của từng môn học, các tổ chuyên môn cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình hướng dẫn nội dung bồi dưỡng học sinh yếu kém do nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng.

Chỉ đạo đội ngũ CBQL, GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp dạy học. Nắm vững, chủ động, thực hiện đổi mới trong tổ chức hoạt động. Bồi dưỡng cách thức tổ chức hoạt động, soạn bài, ra đề kiểm tra, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp, phương pháp giáo dục học sinh chưa chăm, chưa ngoan, học sinh còn yếu, kém. Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, vận dụng sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã được học tập sao cho đa dạng, sinh động để thu hút học sinh.

Tạo điều kiện cho giáo viên về nhân lực, vật lực, thời gian…để giáo viên chủ động đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá, sơ kết, tuyên dương khen thưởng kịp thời và động viên, khuyến khích để họ thi đua học tập nâng cao trình độ; phân công giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp giáo viên trẻ. Tổ chức hoạt động chuyên đề, ngoại khóa nhằm tạo không khí sinh hoạt sinh động, hấp dẫn.

c. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện giải pháp này, hiệu trưởng các trường cần cụ thể hóa việc chỉ đạo, đổi mới nội dung, phương pháp trong kế hoạch chiến lược, kế hoạch kỳ, kế hoạch năm. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ giáo viên nhân viên và HS để tạo sự đồng thuận cùng nhau thực hiện có hiệu quả kế hoạch.

Đối với giáo viên phải xây dựng kế hoạch chi tiết, giảm lý thuyết, tăng thực hành, sáng tạo trong phương pháp dạy học để giúp học sinh tích cực chủ động trong mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 77 - 78)