Đẩy mạnh công tác xã hộihóa giáo dục, tăng cường phối hợp các lực lượng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 84 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.8. Đẩy mạnh công tác xã hộihóa giáo dục, tăng cường phối hợp các lực lượng

lượng giáo dục, tạo sự đồng thuận và nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu

a. Mục tiêu

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu giúp cha mẹ học sinh có những hiểu biết chung về bồi dưỡng học sinh có học lực, để tuyên truyền cho học sinh phối hợp trong quản lý giờ tự học, kế hoạch tự học và nội dung học tập của con em. Trên cơ sở đó có kế hoạch phối hợp các hoạt động cho toàn khóa và năm học.

b. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được quan điểm, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo.

Làm cho người dân hiểu về nguyên lý giáo dục “nhà trường, gia đình và xã hội”, để họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc cùng với nhà trường tham gia vào công tác giáo dục học sinh, tạo sự quan tâm ủng hộ phối hợp với nhà trường trong công tác phụ đạo học sinh có học lực yếu kém.

Sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, xã hội hóa trên tinh thần tiết kiệm chống lãng phí, đạt hiệu quả cao nhằm tạo ra một diện mạo nhà trường văn minh, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

Phối hợp với chính quyền địa phương, với Ban đại diện CMHS động viên tinh thần cho GV để họ toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

Thực hiện xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, tìm cách thu hút sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội để nhận được

sự đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục trong nhà trường góp phần phát triển giáo dục của nhà trường.

Xây dựng các phong trào học tập để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trong đó quan tâm đến học sinh có học lực yếu để bồi dưỡng kịp thời.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tạo điều kiện để toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Đối với cha mẹ học sinh: Thống nhất biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội để giáo dục học sinh và bồi dưỡng học sinh có học lực yếu. Xây dựng chương trình hành động phù hợp với tình hình. Thông báo với phụ huynh về chương trình bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng để phụ huynh ủng hộ cho hoạt động bồi dưỡng này. Huy động tài trợ của phụ huynh để tăng cường cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị như: sách tham khảo, máy chiếu để phục vụ cho công tác này.

Các tổ chức xã hội cần phải phát huy vai trò trong mối quan hệ với nhà trường. Đoàn thanh niên, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ…. Để có những hoạt động thiết thực như tặng quà cho học sinh khó khăn, phần thưởng cho học sinh có thành tích trong học tập, tặng thưởng cho giáo viên có đóng góp trong phong trào dạy học, bồi dưỡng học sinh yếu.

Phối kết hợp chặt chẽ các lực lượng xã hội để bảo vệ an ninh trường học.

c. Điều kiện thực hiện

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được quan điểm, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo.

Làm cho người dân hiểu về nguyên lý giáo dục “nhà trường, gia đình và xã hội”, để họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc cùng với nhà trường tham gia vào công tác giáo dục học sinh, tạo sự quan tâm ủng hộ phối hợp với nhà trường trong công tác phụ đạo học sinh có học lực yếu kém.

Sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, xã hội hóa trên tinh thần tiết kiệm chống lãng phí, đạt hiệu quả cao nhằm tạo ra một diện mạo nhà trường văn minh, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 84 - 85)