Nội dung và phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 86 - 121)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Nội dung và phân tích kết quả khảo nghiệm

- Một là: Các biện pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay hay không với 4 mức độ tương ứng: Không cấp thiết, ít cấp thiết, cấp thiết và rất cấp thiết.

Hai là: Trong điều kiện hiện tại, các biện pháp đề xuất khả thi đối với các biện pháp quản lý hay không, với 4 mức độ tương ứng: Không khả thi, ít khả thi, khả thi và Rất khả thi.

Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của CBQL, GV đối với câu hỏi đưa ra là:

Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

b. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu.

Mức độ cấp thiết: 1: Không cấp thiết; 2. Ít cấp thiết; 3. Cấp thiết; 4. Rất cấp thiết.

Mức độ khả thi: 1. Không khả thi; 2. Ít khả thi; 3. Khả thi; 4. Rất khả thi

TT Nội dung Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi

1 2 3 4 1 2 3 4 1 Biện pháp 1 0 0 15 27 0 0 16 26 0% 0% 35.7% 64.3% 0% 0% 38.1% 61.9% 2 Biện pháp 2 0 0 14 28 0 0 12 30 0% 0% 33.3% 66.7% 0% 0% 28.6% 71.4% 3 Biện pháp 3 0 1 15 26 0 0 17 25 0% 2.4% 35.7% 61.9% 0% 0% 40.5% 59.5% 4 Biện pháp 4 0 2 15 25 0 0 19 23 0% 4.8% 35.7% 59.5% 0% 0% 45.2% 54.8% 5 Biện pháp 5 1 9 12 20 0 6 16 20 2.4% 21.4% 28.6% 47.6% 0% 14.3% 38.1% 47.6% 6 Biện pháp 6 0 7 13 22 0 0 18 24 0% 16.7% 31.0% 52.4% 0% 0% 42.9% 57.1% 7 Biện pháp 7 0 0 15 27 0 0 16 26 0% 0% 45.7% 64.3% 0% 0% 38.1 61.9 8 Biện pháp 8 0 0 14 28 0 0 15 27 0% 0% 33.3% 66.7% 0% 0% 45.7% 64.3% Ghi chú:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và gia đình học sinh về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh có học lực yếu

Biện pháp 2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của tổ chuyên môn và của giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

Biện pháp 3. Chỉ đạo các Tổ chuyên môn khảo sát và sàng lọc học sinh có học lực yếu ở các trường THPT

Biện pháp 4. Quản lý công tác tuyển chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh có học lực yếu và có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Biện pháp 5. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng học sinh có học lực yếu

Biện pháp 6. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Biện pháp 7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí, công tác thi đua khen thưởng phục vụ hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu

Biện pháp 8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục, tạo sự đồng thuận và nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng học

sinh có học lực yếu

Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu.

Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi về tính cấp thiết các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu.

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy đa số các ý kiến cho rằng tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao.

Từ kết quả thu được ở phiếu điều tra chúng tôi khẳng định rằng: các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi cao, áp dụng sẽ có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đội ngũ giáo viên đã có trách nhiệm trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, có kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức được trách nhiệm phải nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm giáo dục học sinh.

Các ý kiến thu được từ kết quả khảo nghiệm, cho rằng các biện pháp đều cấp thiết và khả thi. Điều này cho phép khẳng định tính cấp thiết của việc tăng cường tính quản lý của hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu trong bối cảnh hiện nay. Như vậy các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở để triển khai thực hiện góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở trường THPT. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh có học lực yếu trong nhà trường THPT. Các biện pháp đề xuất nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh có học lực yếu được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm 8 biện pháp cơ bản. Qua khảo nghiệm cho thấy 8 biện pháp đề xuất cơ bản trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau một cách khoa học trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh có học lực yếu có hiệu quả. Đồng thời qua việc khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất cho ta thấy tuy mỗi biện pháp được đánh giá khác nhau về tính cấp thiết và tính khả thi, song các biện pháp trên đều được đánh giá rất cao trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh có học lực yếu các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn trên 379 khách thể là cán bộ quản lý, giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, học sinh các trường THPT huyện Tây Giang; Trên cơ sở nghiên cứu nội dung quản lý hoạt bồi dưỡng học sinh có học lực yếu của cán bộ quản lý các trường trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đề tài có một số kết luận:

Luận văn đã làm rõ các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệm về học sinh có học lực yếu ở các trường THPT, hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, biện pháp quản lý cũng như đã tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các biện pháp cơ bản thường được áp dụng trong quản lý giáo dục. Luận văn đã làm rõ thực trạng của quản lý công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng tác giả luận văn đã đề ra 8 biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao.

Với mục đích nhằm quản lý tốt công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đồng thời tìm kiếm các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Qua nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT, đề tài đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu là đánh giá thực trạng dạy bồi dưỡng học sinh có học lực yếu của giáo viên; xây dựng các biện pháp quản lý nhằm quản lý tốt công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu của CBQL và GV ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đến nay, chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.

Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ góp phần vào việc quản lý tốt công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo

Cần nghiên cứu, biên soạn chuẩn năng lực, khung chương trình sao cho phù hợp và có tính linh hoạt cao, trong đó cần chú ý đến các yếu tố vùng miền, mặt bằng dân trí và trình độ nhận thức của học sinh. Khi biên soạn sách giáo khoa cần có sự so sách tất cả các em học sinh của cả nước, đồng bằng, miền núi, hải đảo sao cho phù hợp từng vùng miền, từng đối tượng người học. Từ đó các trường có thể tự lựa chọn, linh hoạt

trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hiện nay việc bồi dưỡng học sinh có học lực yếu được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao trách nhiệm cho các trường, không được thu tiền học sinh nhưng lại không có cơ chế phân bổ kinh phí. Điều này dẫn đến những trường có tỷ lệ học sinh có học lực yếu cao rất khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai thực thực hiện. Trong khi đó các trường THPT ở các thành phố, các vùng đồng bằng có điều kiện thuận lợi thì không phải lo vấn đề này. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu cho chính phủ điều chỉnh và ban hành cơ chế, chính sách cụ thể về trách nhiệm, chế độ đối với việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng của các trường, đặc biệt đối với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và học sinh dân tộc thiểu số tham gia học tập là chủ yếu. Đảm bảo các trường có đủ kinh phí để tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho học sinh có học lực yếu một cách có hiệu.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên cốt cán. Cần tổ chức hội thảo về việc đổi mới phương pháp, công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu và sử dụng đồ dùng trực quan cho các CBQL và các giáo viên trực tiếp giảng dạy tham dự rút kinh nghiệm thực tế. Quan tâm đến chế độ tiền lương cho giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh có học lực yếu tại các trường.

- Đầu tư xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, phòng thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu nói riêng. Xây dựng cơ chế phù hợp hơn, có hình thức khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các cá nhân tham gia xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục, coi trọng hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3. Đối với các trường THPT huyện Tây Giang

- Hiệu trưởng các trường cần có kế hoạch quản lý các hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu trong trường một cách chi tiết, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của trường. Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh nhất là công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu.

- Hiệu trưởng các trường cần quan tâm đúng mức về cơ sở vật chất, có kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học, tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, động viên đội ngũ giáo viên cả về vật chất và tinh thần. Quan tâm trực tiếp đến việc chỉ đạo điều hành hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu nhằm thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng học sinh có học lực yếu đạt hiệu quả cao.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp ba môi trường trong việc quản lý và giáo dục ý thức học tập và giáo dục hạnh kiểm học sinh. Tất cả CBQL và giáo viên không ngừng nâng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011)

[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và HS THPT (Ban hành theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011) [3] Các trường THPT huyện Tây Giang, Báo cáo tổng kết năm học từ năm 2018 đến

năm 2019

[4] Đảng bộ, UBND huyện Tây Giang, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội năm 2019 của ủy ban nhân dân huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

[5] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII

[6] Phạm Minh Hạc. Nguồn lực con người, yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, năm 1998.

[7] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1986), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội.

[9] Trần Kiểm (2003), QL nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội. [10] Trần Kiểm (2004), Khoa học QL giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXBGD Hà Nội.

[11] Kônđacốp, M,I (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục trung ương – Hà Nội

[12] Nguyễn Văn Lê, Đỗ Hữu Tài (1997), Chuyên đề quản lý trường học (tập 1,2), NXBGD Hà Nội.

[13] Nguyễn Văn Lê (1998), Khoa học quản lý nhà trường, NXB TPHCM. [14] Luật Giáo dục (2010). NXB Lao động, Hà Nội.

[15] Hà Thế Ngữ (1990), Giáo dục học, Tập 1, 2; NXB Giáo dục Hà Nội.

[16] P.V. Zimin (1985), Những vấn đề QL trường học, Trường CBQL – Bộ Giáo dục, [17] Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm

học 2019-2020.

[18] Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản QL giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục.

[19] Trần Hồng Quân (1995), Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo TW 1, Hà Nội.

[20] Lê Quang Sơn (2014) Quản lý hoạt động dạy và học trong nhà trường. Chuyên đề sau đại học – Đại học sư phạm Đà Nẵng.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

Về thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam

(Dành cho CBQL và Giáo viên)

Kính thưa quý Thầy/Cô!

Để có những căn cứ khách quan, toàn diện đồng thời đề xuất một số giải pháp cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, rất mong Quý Thầy/ Cô vui lòng cung cấp thông tin và tham gia góp ý kiến bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống hoặc ghi câu trả lời ngắn về một số vấn đề chúng tôi nêu dưới đây.

Chúng tôi xin cam kết những thông tin ghi trên phiếu này sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo!

Phần I. Một số thông tin cá nhân:

- Họ và tên: ……… - Độ tuổi:  Dưới 30  Từ 30 - 35 Từ 36 - 45  Trên 45

- Giới tính:  Nam  Nữ

- Chức vụ:  Hiệu trưởng  P.Hiệu trưởng  TTCM  Giáo viên

- Tin học:  A  B  C

- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng ……  A  B  C - Đơn vị công tác: ……….

Phần II. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Câu 1. Theo Thầy/Cô, hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu hiện nay ở trường ta có cần thiết không?

 Không cần thiết  Ít cần thiết

 Cần thiết  Rất cần thiết

Câu 2. Hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở trường thầy, cô được tổ chức như thế nào?

 Không thực hiện  Thỉnh thoảng

 Thường xuyên  Rất thường xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 86 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)