Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 65 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.7. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Kiểm tra là chức năng của mọi cấp quản lý, từ việc xác định mục tiêu cho đến tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện, để sau đó có cơ sở điều chỉnh những sai sót, nhằm làm cho hệ thống quản lý đạt được mục tiêu đã xác định. Mặc dù chức năng kiểm tra có vị trí cuối trong chu trình quản lý. Vì thế kiểm tra cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, đúng qui trình thì mới đem lại hiệu quả. Cho nên ban giám hiệu cần thực hiện tốt chức năng này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu tại các nhà trường.

Để đánh giá công việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu, tác giả khảo sát tại các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, kết quả khảo sát như trong bảng 2.20:

Bảng 2.20. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HS có học lực yếu tại các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

TT Nội dung Mức độ quan trọng Hiệu quả thực hiện

1 2 3 4 1 2 3 4

1

Công việc lập kế hoạch kiểm tra hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu của HT 17 25 16 26 0% 0% 40.5% 59.5% 0% 0% 38.1% 61.9% 2 Tiến hành KT-ĐG tinh thần thái độ và kết quả học tập bồi dưỡng đối với HS học yếu.

18 24 17 25

0% 0% 42.9% 57.1% 0% 0% 40.5% 59.5%

3

KT, ĐG hoạt động sư phạm của GV tham gia bồi dưỡng HS học yếu. 3 17 22 20 22 0% 7.1% 40.5% 52.4% 0% 0% 47.6% 52.4% 4 KT, ĐG việc thực hiện chương trình, KH bồi dưỡng HS có học lực yếu của GV được phân công.

16 26 15 27

0% 0% 38.1% 61.9% 0% 0% 35.7% 64.3%

5

KT, ĐG công tác phối hợp giữa HT với cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể trong, ngoài nhà trường

1 4 15 22 19 23

2.4% 9.5% 35.7% 52.4% 0% 0% 45.2% 54.8%

Nhận xét: Bảng trên cho thấy nội dung kiểm tra, đánh giá thật sựrất quan trọng, nếu chỉ đạo thực hiện mà không kiểm tra, đánh giá thì không hiệu quả, việc kiểm tra, đánh giá nhằm điều chỉnh những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đi đúng theo chỉ đạo mà nhà quản lý mong muốn. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung

kiểm tra thực hiện ở mức “rất quan trọng” chỉ đạt mức trung bình là 56.7%, đây là con số khá khiêm tốn, thực hiện nội dung kiểm tra ở mức “quan trọng” thì bình quân là đạt 42.9%, điểm chú ý ở biện pháp “Kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp giữa HT với cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể trong, ngoài nhà trường” thì có nhiều người đánh giá ở không quan trọng và ít quan trọng, trong đó không quan trọng đạt 2.4%, ít quan trọng đạt 9.5%. Qua đây đòi hỏi BGH cần xem lại các nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu, từ đó khắc phục thiếu sót, chưa thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung kịp thời để thực hiện thành công các nội dung theo kế hoạch đề ra.

2.5.8. Những khó khăn và hạn chế trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu hiện nay

Trong công tác hồi dưỡng HS có học lực yếu cũng gặp không ít khó khăn vướng mắc, những khó khăn đó được thể hiện qua bảng số liệu khảo sát sau:

Bảng 2.21. Những khó khăn chủ yếu trong hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu. Quy ước: 1. Hoàn toàn không khó khăn; 2. Không khó khăn; 3. Khó khăn; 4. Rất khó khăn

TT Nội dung Mức độ quan trọng

1 2 3 4

1

Còn một số GV dạy chưa hết trách nhiệm, còn phân biệt đối xử với HS có học lực yếu, phương pháp dạy chưa thu hút HS chú ý nghe.

20 15 7

47.6% 35.7% 16.7% 0% 2

Một số HS không chịu học, còn ham chơi, hoặc làm việc riêng, đùa giỡn, nói chuyện, gây mất trật tự trong giờ học bồi dưỡng HS có học lực yếu

5 7 11 19

11.9% 16.7% 26.2% 45.2% 3

Cha mẹ HS chưa quan tâm và chưa phối hợp tốt với nhà trường

9 20 7 6

21.4% 47.6% 16.7% 14.3% 4 Sự phối hợp với các tổ chức, bộ phận và PHHS chưa

đồng bộ

2 5 15 20

4.8% 11.9% 35.7% 47.6% 5 Cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu chưa đáp

ứng cho công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu.

0 7 13 22

0% 16.7% 31.0% 52.4% 6

Một số cán bộ quản lý chưa làm tốt công tác tư tưởng cho GV trong quản lý công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu.

0 5 17 20

0% 11.9% 40.5% 47.6% 7 Chế độ cho GV dạy bồi dưỡng HS có học lực yếu

chưa hợp lý.

0 12 30

0% 0% 28.6% 71.4% 8

Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề GV chưa đạt hiệu quả cao.

0 1 19 22

0% 2.4% 45.2% 52.4% 9 Còn gặp nhiều bất cập khi áp dụng đổi mới phương

pháp dạy và học hiện nay.

17 13 12

40.5% 31.0% 28.6% 0% Kết quả khảo sát cho thấy, khó khăn và tồn tại chủ yếu hiện nay trong hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu là:

* Về phía phụ huynh:

việc học tập của con em mình, họ cho rằng học chẳng ra được đồng tiền nào cả. Mà họ chỉ nhìn thấy cái trước mắt là có làm là có ăn, phát nương, làm rẫy no cái bụng là được, bắt được chim, thú là mừng. Chính vì vậy họ bắt con em mình ở nhà để đi làm, đi săn mà không chịu đi học đặc biệt đối với HS có học lực yếu.

+ Đa số bố mẹ các em trình độ học vấn chưa cao nên khi đi học về không có ai kèm, cặp dẫn đến học yếu. Nhiều phụ huynh ít quam tâm đến con cái, lo kiếm sống, suốt ngày để các em lêu lổng, không quản lý giờ giấc.

+ Một bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo đôn đốc cho con em mình học tập, để các em lêu lổng, không quản lý giờ giấc, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô. Có một số phụ huynh không chịu hợp tác với nhà trường nhất là việc vận động HS có học lực yếu bỏ học trở lại lớp.

* Về phía HS:

+ Một bộ phận HS không có ý thức, động cơ học tập, hỏng kiến thức nhiều nên việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới không kịp, tiếp thu bài chậm, nhiều em lười học, còn trông chờ ỷ lại nên đã nghỉ học giữa chừng.

+ Các em còn nhỏ, đang ở tuổi ăn tuổi chơi, các em chưa ý thức được mục đích học của mình để làm gì, các em dễ bị bạn bè lôi kéo vào những trò chơi, hơn nữa gia đình các em ít quan tâm nhắc nhở nên thỉnh thoảng cũng vắng học đi chơi dẫn đến hỏng kiến thức, không biết bắt đầu học từ đâu.

+ Một số HS học yếu không quan tâm đến việc học, chán học, thường xuyên mất trật tự trong lớp, nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ học, trốn tiết, bỏ giờ, hoặc có học thì thường thờ ơ với giờ học, tiếp thu rất chậm, không làm bài tập ở nhà, không thuộc bài, tỏ thái độ bất cần, không có thái độ học tập tích cực.

* Về phía GV:

+ Tình trạng GV chưa làm tốt vai trò của mình trong tiết học diễn ra phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý HS trong lớp học, chất lượng học. Một số GV chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho HS có học lực yếu dẫn đến tiết học chưa sinh động, sôi nổi, phong phú. Các em cảm thấy nhàm chán, không thích học.

+ Có một số GV trình độ chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu học tập hiện nay, tay nghề chưa cao...Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng, có những tiết GV nói còn lan man, ngoài lề, chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.

+ Chế độ đãi ngộ cho GV không có vì theo thông tu 17/2012TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ giáo dục Đào tạo Ban hành quy định về dạy thêm học thêm. Việc bồi dưỡng học sinh có học lực yếu thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh, tuy nhiên kinh phí của nhà trường rất hạn hẹp, trong khi đó số lượng học sinh có học lực yếu thì đông nên nhà trường không đủ chi trả cho GV dạy bồi dưỡng, do đó việc dạy bồi dưỡng ở các trường THPT huyện Tây Giang chủ yếu là tinh thần tự nguyện, yêu nghề, mến trò.

*Về cở sở vật chất:

Thiết bị phục vụ cho dạy và học chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Một số đồ dùng học tập không phù hợp với bài dạy vì vậy GV phải tự làm đồ dùng, tự sưu tầm thêm đồ dùng dạy học cho nên tốn rất nhiều thời gian, nhiều trường chưa có hàng rào bảo vệ, sân chơi, các phòng chức năng, nơi làm việc,…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 65 - 68)