8. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
a. Về đội ngũ CBQL:
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Tây Giang có bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ CBQL ngày một nâng cao về chuyên môn và năng lực quản lý. Đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Tây Giang có tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Tây Giang 100% được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học và 100% có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên. Công tác đánh giá CBQL của Sở GD&ĐT được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm những CBQL có năng lực yếu, uy tín thấp, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Tây Giang nói riêng.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ CBQL năng lực yếu, uy tín thấp lại không chịu học hỏi, trao dồi kinh nghiệm nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý, chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong thực hiện công việc và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.
Bảng 2.3. Đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Tây Giang qua 2 năm
Năm học TS trường
TS CBQL
Trình độ đào tạo Xếp loại hằng năm
SĐH ĐH CĐ Chưa đạt chuẩn Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 2017-2018 1 4 0 4 0 0 3 01 4 0 2018-2019 2 5 0 5 0 0 5 0 5 0
(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT huyện Tây Giang)
Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL các trường THPT của huyện Tây Giang ngày một nâng cao. Hiện nay, số CBQL có trình độ đại học, trung cấp lý luận chính trị
đạt tỷ lệ cao (100%). Công tác đánh giá CBQL được Sở GD&ĐT tiến hành nghiêm túc hàng năm, đặc biệt công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, kiên quyết miễn nhiệm những CBQL năng lực yếu, uy tín thấp, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL ở các trường THPT nói riêng.
b. Về đội ngũ GV:
Xác định đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực được coi là ưu tiên hàng đầu đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Ngày nay, tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới, các quốc gia đều ý thức rõ về vai trò của giáo dục trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy lao động sản xuất, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Để chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai thực hiện thành công thì người GV có vai trò hết sức quan trọng, là gốc, là rễ của đổi mới, góp phần quyết định chất lượng GD&ĐT. Khi đó, nhiệm vụ người GV ngoài quy định tại Điều 31 của Điều lệ trường phổ thông được ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, còn phải tổ chức, hướng dẫn nhiều hoạt động giáo dục cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện, từ đó phát huy năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.
Đội ngũ GV các trường THPT Tây Giang trẻ, năng nổ, nhiệt tình với công việc, tâm huyết với nghề nghiệp, tận tâm đối với HS đồng thời luôn trau dồi kiến thức và cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thầy cô luôn đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy, học phù hợp với từng đối tượng HS trong nhà trường, chất lượng bộ môn từng bước được cải thiện, các thầy cô giáo dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, thường xuyên điều chỉnh nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Nhiều GV có tư tưởng, đạo đức, nề nếp tác phong tốt, lối sống lành mạnh, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là tấm gương để đồng nghiệp và HS noi theo. Như vậy GV là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng GD&ĐT. Tuy nhiên hiện nay chất lượng của một bộ phận GV còn yếu do những GV dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học, tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả cao; đa số GV tuổi nghề còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, khả năng sư phạm còn hạn chế nên gặp khó khăn trong công tác dạy học và giáo dục. Bên cạnh đó do tác động của cơ chế thị trường, đời sống của một bộ phận GV còn gặp nhiều khó khăn; chế độ tiền lương chưa thực sự thỏa đáng, lương của GV hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút số HS giỏi xuất sắc vào các trường Sư phạm mặc dù Nhà nước đã có chính sách miễn học phí cho sinh viên các trường Sư phạm, đồng thời nhiều sinh viên Sư phạm ra trường chưa được tuyển dụng do biên chế có hạn. GV ở các trường THPT hiện nay có chỗ thiếu, chỗ thừa làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển giáo dục
(Bảng 2.4.)
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng GV đáp ứng được nhu cầu giảng dạy cả về chủng loại GV, tỷ lệ số GV đạt chuẩn trên 100% và trên chuẩn từng bước được nâng cao, nó có tác động tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục. Số GV giỏi cấp tỉnh không ngừng tăng, hằng năm nhiều GV được công nhận hoàn thành xuất sắc, tốt nhiệm vụ, tỷ lệ GV công nhận danh hiệu thi đua cấp huyện, tỉnh ngày càng cao. Đây là sự nỗ lực, sự cố gắng không nhỏ của các thầy cô giáo các trường THPT đóng trên địa bàn huyện Tây Giang.
Bảng 2.4. Đội ngũ GV các trường THPT ở huyện Tây Giang
Năm học Tổng số lớp Tổng số GV Trình độ
đào tạo Xếp loại hàng năm
Danh hiệu thi đua Khen thưởng ĐH CĐ HT SX H TT HT NV Không HTNV CST ĐCS LĐ TT Huyện Trường 2017- 2018 20 36 36 7 29 0 0 3 33 5 13 2018- 2019 19 42 42 4 38 0 0 7 35 4 11
(Nguồn: Báo cáo của các trường THPT huyện Tây Giang)
Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 tỉ lệ GV thiếu nhiều, đặc biệt ở trường THPT Võ Chí Công như GV bộ môn Tin, Anh, Thể dục - Quốc phòng, Văn… làm ảnh hưởng lớn trong công tác dạy học cho HS cũng như sự quản lý chỉ đạo của Ban giám hiệu. Công tác tuyển dụng GV mới còn gặp khó khăn do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ cho công tác phát triển giáo dục huyện nhà.
Ngoài đội ngũ CBQL và GV thì CSVC là một vấn đề không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Trong những năm qua thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở GD&ĐT nên công tác đầu tư CSVC trường học được đẩy mạnh. Hiện nay tính riêng các trường THPT đóng trên địa bàn huyện Tây Giang có 02/02 trường học có phòng học cao tầng, hơn 24 phòng học cao tầng và mái bằng kiên cố. Số lượng các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn ở các trường THPT đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên so với quy định chung của tỉnh thì số lượng phòng học, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện, phòng tin, phòng bộ môn vẫn còn thiếu nhiều và không đảm bảo làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục dạy học.
Tính đến hết năm học 2019 – 2020, các trường THPT có 3 phòng học bộ môn, có 3 phòng thí nghiệm, thực hành, có 01 phòng thư viện, có 02 phòng tin học và 100% số trường có công trình vệ sinh nước sạch cho GV và HS.