Chỉ đạo các Tổ chuyên môn khảo sát và sàng lọc họcsinh có học lực yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo các Tổ chuyên môn khảo sát và sàng lọc họcsinh có học lực yếu

ở các trường THPT

a. Mục tiêu

Sàng lọc những học sinh THPT có kiến thức bị hỏng, chưa theo kịp chương trình học chính khóa, sức học còn hạn chế, chưa theo kịp các bạn học cùng trang lứa. Khả năng tự học, khả năng nhận thức của các em còn hạn chế.

b. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

Việc sàng lọc những học sinh có học lực yếu căn cứ vào các kết quả học tập năm học trước, căn cứ đề nghị của giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, qua các đợt kiểm tra sàng lọc những học sinh yếu.

Việc sàng lọc học sinh yếu được thực hiện sau khi hoàn thành công tác tuyển sinh vào lớp 10, xét duyệt biên chế lớp, chọn những học sinh có học lực thấp, có điểm trung bình dưới 5.0

Hướng dẫn học sinh cách học, cách nghe giảng, cách ghi chép bài học . Giới thiệu tài liệu cho học sinh tham khảo.

Hướng dẫn học sinh cách tiếp thu những kiến thức cơ bản về môn học mà mình còn yếu. Giúp các em bắt đầu yêu thích những môn học này và giải quyết, khai thác một đơn vị kiến thức hay một bài tập.

Sau một thời gian học tập các nhà trường tổ chức thi kiểm tra, đánh giá tiếp tục sàng lọc học sinh để có hướng thay đổi cho phù hợp với đối tượng học sinh. Sàng lọc học sinh yếu là việc làm thường xuyên đối với các nhà trường nên thực hiện công khai và làm đúng kế hoạch đã xây dựng có như thế mới mang lại hiệu quả.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo các nhóm để các em có thể trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình giải các bài tập, giải các nội dung còn khó, đó cũng là cách để cách chỉ cho em có thể tự nâng cao kiến thức.

Nên đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay, người GV cần đặt học sinh vào đúng vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho học sinh tích cực hơn trong giờ học, rèn luyện cho HS tập cách giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy học sinh mới có điều kiện tiếp thu những kiến thức cơ bản của từng môn học.

c. Điều kiện thực hiện

Học sinh tham gia học bồi dưỡng phải có ý thức cao trong học tập, rèn luyện để tiếp thu kiến thức, tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường,

hoàn thành các bài tập thầy cô giáo giao.

Ngoài ra, trong quá trình dạy cần tạo điều kiện để cho HS có thể giải quyết các loại bài tập một cách khoa học, sáng tạo, tỉ mỉ, kích thích tính tò mò của các em.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)