Giáo dục của huyện Tây Giang

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Giáo dục của huyện Tây Giang

Trong quá trình phấn đấu thực hiện đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang đã đạt nhiều thành tích như: Phát triển mạng lưới trường lớp, Huy động HS trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ cao; Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất trường học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa và chuẩn hóa, tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy học và việc đổi mới chương trình giáo dục Phổ thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Chăm lo giáo dục toàn diện cho HS, các hoạt động giáo dục được đẩy mạnh.

a. Quy mô mạng lưới trường lớp

Toàn ngành giáo dục huyện Tây Giang năm học 2019-2020 có 7 trường Mầm non, có 10 trường tiểu học, có 3 trường THCS, 01 trường PTDT Nội trú và 02 trường THPT. Quy mô trường, lớp ổn định, chất lượng giáo dục càng ngày càng nâng cao. Các cấp học được đầu tư ngày càng đầy đủ về CSVV phục vụ dạy và học. Đội ngũ CBQL cơ bản đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ GV từng bước được chuẩn hóa. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng đẩy mạnh. Có thể nói mạng lưới trường lớp ở các cấp học đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương.

Bảng 2.1. Số lượng trường, lớp, HS, CB, GV, NV của ngành Giáo dục huyện Tây Giang, năm học 2019 – 2020 Cấp học Số trường Số lớp Số HS Số CBGV, NV Mần non 7 74 1430 138 Tiểu học 10 112 1984 240 THCS 4 42 1444 135 Tổng cộng 21 228 4858 513

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Tây Giang, năm học2019-2020)

Qua bảng 2.1 nhìn chung quy mô trường lớp ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục có những chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đến nay giáo dục của huyện Tây Giang đã có kết quả khá khả quan, sự nghiệp giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. GD&ĐT được đổi mới về mô hình quản lý, hình thức giảng dạy, CSVC, trang thiết bị trường học được tăng cường, mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng khắp các xã, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả trẻ em trên địa bàn đều được đến trường.

b. Về đội ngũ cán bộ quản lý

Cùng với sự phát triển của toàn ngành GD&ĐT thì đội ngũ CBQL của các trường Mầm non, tiểu học, THCS có những chuyển biến mạnh mẽ, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

c. Về đội ngũ giáo viên

Năm học 2019 - 2020, tổng số CBQL, GV và nhân viên của các trường mầm non, tiểu học, THCS của huyện Tây Giang là 513 người. Đa số GV trẻ, nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục huyện nhà nên chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Tuy nhiên năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số GV còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy. Mặt khác, đa số GV trong nhà trường là trẻ nên gặp khó khăn như kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh, các GV có tuổi nghề, tuổi đời cao lại có biểu hiện giảng dạy thiếu nhiệt tình và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới giáo dục huyện Tây Giang cần phải tập trung bồi dưỡng thường xuyên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, nâng cao nhận thức, trách nhiệm hơn nữa trong công tác của mình.

d. Về tình hình học tập của HS

Trong những năm gần đây quy mô phát triển trường lớp, HS trên địa bàn huyện có chuyển biến tích cực về số lượng. Chất lượng học tập của các trường Mầm non, tiểu học, THCS có sự chuyển biến đáng kể, song không đều. HS giỏi và đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện, tỉnh còn hạn chế. Bởi hoàn cảnh gia đình của HS đa phần khó khăn, các em thiếu sự quan tâm từ gia đình, xã hội, nhiều HS lười học, các em chưa nhận thức tầm quan trọng của việc học, năng lực học rất yếu. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy của một bộ phận GV chưa thật sự hiệu quả. Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Do vậy phòng GD&ĐT huyện Tây Giang triển khai và chỉ đạo các trường thường xuyên đổi mới quản lý, dạy học theo hướng dẫn của Bộ.

Nhìn chung, HS các trường Mầm non, Tiểu học, THCS ở huyện Tây Giang chăm ngoan lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, lớp và các hoạt động văn hóa ở địa phương. Tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

e. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất cũng là điều kiện nồng cốt để ngành GD&ĐT thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Các cấp lãnh đạo, các ngành chức năng quan tâm đến việc đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị giáo dục cho các trường một cách đầy đủ, đồng bộ theo hướng hiện đại hóa.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư xây dựng; mua sắm trang thiết bị vẫn còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đề án kiên cố hoá, trường, lớp học. Nhu cầu phát triển xã hội và học tập ngày càng lớn, trong khi đó CSVC trường lớp học chưa đáp ứng được, hệ thống CSVC-TBDH vẫn còn nhiều hạn chế do vậy cần phải tu sửa, nâng cấp, xây mới, phòng chức năng còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về quy cách, gây nhiều trở ngại cho việc khai thác trang thiết bị và triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)