Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí, công tác th

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí, công tác th

a. Mục tiêu

Mục đích của biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu và kinh phí phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu nói riêng.

Việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để bồi dưỡng học sinh có học lực yếu của giáo viên không thể tách rời những điều kiện cần thiết như: cơ sở vật chất, trang thiết bị…Cho nên tăng cường các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu là yêu cầu đối với Ban giám hiệu các nhà trường cần thực hiện nhằm làm tốt chức năng quản lý điều hành của mình.

Quản lý tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng triệt để phòng bộ môn, sử dụng các thiết bị dạy học để góp phần nâng cao nhận thức của GV, hiểu đúng về vai trò của công nghệ thông tin, thiết bị dạy học hiện nay là công cụ, là phương tiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tăng tính thực tiễn trong dạy và học, có

tác dụng tích cực trong học tập của học sinh theo đúng qui luật nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng vào thực tiễn”.

Hiện nay nhu cầu sử dụng phòng học bộ môn, sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại đang là bài toán khó của nhà quản lý. Tăng cường quản lý sử dụng thiết bị dạy học sẽ giúp HT đầu tư đúng hướng, tránh lãng phí.

Với ý nghĩa đó việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu là một trong những mục tiêu của biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

b. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

- Tổ chức, rà soát, thống kê danh sách học sinh, trang bị cơ sở vật chất làm cho bộ mặt vật chất, đội ngũ giáo viên, khung cảnh của nhà trường làm sao cho toàn trường toát lên ý nghĩa giáo dục, tạo môi trường sư phạm lành mạnh và có tác dụng gây hứng thú cho các em ham học để lĩnh hội lại những kiến thức đã bị mất căn bản trong thời gian qua.

- Tranh thủ tăng cường sự hỗ trợ cơ sở vật chất từ cấp trên cấp về, từ ngân sách nhà nước sau khi trường đã tính toán thu chi trong năm, từ quỹ cơ sở vật chất dạy bồi dưỡng được trích lại và quan trọng nhất là quỹ xã hội hóa giáo dục do phụ huynh học sinh đóng góp và các mạnh thường quân, cơ quan xí nghiệp hỗ trợ cho.

- Trường cần trang bị thêm máy chiếu, bảng từ tính, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, sách giáo khoa, sách tham khảo, bản đồ và các tài liệu có liên quan đến bộ môn… phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh.

- Tất cả đồ dùng dạy học phải bền, chắc có chất lượng, đúng quy cách, chính xác phù hợp với từng bài dạy. Ngoài ra trường còn khuyến khích giáo viên có sáng tạo tự làm đồ dùng dạy học khi ở thiết bị không có và mỗi giáo viên nộp cho thiết bị 2 đồ dùng dạy học có chất lượng trong mỗi năm học.

Một vấn đề không thể thiếu ở người giáo viên là phải rèn luyện kỹ năng ứng xử tình huống, kỹ năng vận dụng tri thức khoa học, đồ dùng dạy học vào trong thực tiễn sao cho sinh động, đa dạng.

Để quản lý tốt công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cần tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên một số lĩnh vực sau: về thời gian, về cơ sở vật chất, về tài chính, về nhân lực… để giáo viên có thể thực hiện quá trình đào tạo bồi dưỡng. Cần có cơ chế động viên khuyến khích mọi người trong việc thi đua học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy nhiên, nhà trường cần phải có tổ chức, chỉ đạo việc kiểm tra định kỳ, có tuyên dương, khen thưởng kịp thời những giáo viên sử dụng và làm đồ dùng dạy học dự thi đạt giải.

thưởng và kết hợp với xét thi đua cuối năm cho tổ và cho cá nhân. Tạo quỹ thời gian thích hợp cho giáo viên, cơ sở vật chất, sách tham khảo, trang thiết bị để giáo viên tổ chức tốt tiết thực hành thí nghiệm, tham khảo tài liệu bổ sung kiến thức chuyên môn. Đặc biệt là phải có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đề tài sáng kiến kinh nghiệm của các cá nhân một cách thường xuyên. Hiệu trưởng sẽ tuyên dương kịp thời và tổ chức cho các tổ học tập rút kinh nghiệm các sáng kiến mang tính sáng tạo và thực tế cao.

Cần phải đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất như phòng chức năng, phòng bộ môn, phân công cán bộ phụ trách thực hành - thí nghiệm để tạo điều kiện cho giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt tiết thực hành - thí nghiệm.

Trong việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học không thể không tính đến việc đầu tư về cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất là công cụ góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động giáo dục. Chính vì vậy ta cần phải:

- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố của quá trình dạy học. Ta cần phải đầu tư đúng mức và hợp lý, nhất là đầu tư các phòng bộ môn, phòng chức năng, thiết bị thực hành thí nghiệm… là những điều kiện để việc đổi mới phương pháp được thành công.

- Các trường khi xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ cần chú ý đến việc mua sắm thiết bị hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp của từng bộ môn và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động dạy học. Phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên phòng thiết bị, phòng bộ môn để kịp thời chỉ đạo việc bảo quản, tu sửa và bổ sung những thiết bị còn thiếu .

Việc nâng cao hoạt động dạy học của GV cũng cần quan tâm đến công tác xây dựng thư viện chuẩn. Cần trang bị thêm các đầu sách, báo, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học của GV. Cán bộ thư viện cần làm tốt vai trò thủ thư, phải phục vụ nhanh và hiệu quả trong thủ tục cho mượn và tiếp nhận trả lại. Phải làm tốt vai trò giới thiệu, hướng dẫn bạn đọc và tìm nguồn tư liệu về đổi mới phương pháp, xây dựng mái trường thân thiện, học sinh tích cực… cho tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh tham khảo. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác kiểm tra, bảo quản, phân loại sách một cách khoa học và hiệu quả.

- Công tác thi đua - khen thưởng phải kịp thời, tránh hình thức trong triển khai các phong trào thi đua, bình xét phải công bằng, khách quan, dựa trên những tiêu chí tiêu chuẩn cụ thể, hợp lý; Thi đua phải gắn liền với khen thưởng tạo thành động lực thúc đẩy phong trào. Các phong trào thi đua đều phải gắn với mục tiêu của nhà trường là nâng cao chất lượng đội ngũ GV, học tập và tu dưỡng của HS, xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường. Xây dựng quy chế khen thưởng rõ ràng; cần đặt ra chỉ tiêu thi đua, mức khen thưởng cụ thể ngay từ đầu năm học. Tổ chức lễ biểu dương khen thưởng

tại những địa điểm thật long trọng và ý nghĩa, tạo không khí trang nghiêm, nhiều cảm xúc; Công tác thi đua, khen thưởng dù nhỏ như vậy nhưng đã góp phần rất lớn để động viên khuyến khích sự cố gắng của nhà trường, giáo viên và học sinh.

c. Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu cần đầu tư tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nội bộ đơn vị và ngoài xã hội về tác dụng của việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động dạy học nói chung và hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu nói riêng.

Thông qua việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để xây dựng môi trường văn hóa học đường, môi trường văn hóa lành mạnh nhằm tạo ra động lực thúc đẩy việc học tốt, đặc biệt hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu đạt kết quả cao.

Trong quá trình khai thác sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, thường xuyên bảo trì, bảo hành tu bổ, tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh trải nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 81 - 84)