8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Quy mô trường lớp trong những năm gần đây
Huyện Tây Giang được thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang theo quyết định số 72/2003/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ. Cùng với sự phát triển kinh tế chính trị, văn hóa xã hội thì vấn đề GD&ĐT là một trong những vấn đề mà các cấp lãnh đạo của huyện Tây Giang hết sức quan tâm, do vậy năm 2005 Trường THPT Tây Giang thành lập theo Quyết định số 3052/QĐUBND ngày 17/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam và đến năm 2015 Trường THPT Võ Chí Công được thành lập theo Quyết định số 3670/QĐ- UBND của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 08/10/2015. Quy mô trường, lớp ổn định, chất lượng giáo dục ngày một cao hơn. Các cấp học được đầu tư ngày càng đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Đội ngũ CBQL cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ GV từng bước được chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, đây là những bước tiến cho sự phát triển kinh tế chính tri, văn hóa xã hội đối với ngành GD&ĐT của huyện.
Huyện Tây Giang có 02 trường THPT, cơ bản hai trường được phân bố hợp lý trên địa bàn huyện đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được nhu cầu học tập của các em.
Bảng 2.2. Quy mô trường lớp THPT huyện Tây Giang trong những năm gần đây
Năm học Số lớp TSHS Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
2017-2018 20 662 9 283 6 198 5 181
2018-2019 19 603 7 214 7 216 5 173
2019-2020 17 593 7 214 5 184 5 195
(Nguồn: Trường THPT Tây Giang và THPT Võ Chí Công)
giáo dục các trường THPT huyện Tây Giang cũng đã có bước phát triển mạnh mẽ, trong những năm gần đây ngành GD&ĐT không ngừng nỗ lực cộng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang thiết bị dạy học, CSVC. Giáo dục các trường THPT huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam đã có bước phát triển mới, đáp ứng nhu cầu học tập của HS trên địa bàn huyện, nhất là công tác bồi dưỡng cho HS có học lực yếu được quan tâm đúng mức.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với các trường THPT huyện Tây Giang là số lượng HS dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Với học lực yếu, cộng với bản tính trầm, nhút nhát của các em chính là những yếu tố gây khó khăn cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là công tác bồi dưỡng cho HS có học lực yếu.