Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng họcsinh có học lực yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 31 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng họcsinh có học lực yếu

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học để sàng lọc HS, sau đó lập danh sách HS có học lực yếu thông qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm và quá trình học tập trên lớp.

Xem xét HS có học lực yếu một cách toàn diện với nhiều môn học khác nhau; sử dụng nhiều dạng kiểm tra và đảm bảo cho tất cả HS có được điều kiện thử sức ban đầu một cách công bằng, khách quan không thiên vị; phát triển các hình thức đánh giá nhằm cho phép các tỉ lệ khác nhau của độ tin cậy; lựa chọn những HS có học lực yếu trong các môn học tổ chức làm kiểm tra đánh giá.

Nội dung kiểm tra, sàng lọc cho HS có học lực yếu nằm trong chương trình phổ thông theo chuẩn kiến thức kỹ năng, tuy nhiên mức độ đề kiểm tra có thể chủ yếu nằm phần nhận biết. Khi có kết quả học lực thì tổ chức cho các HS có học lực yếu ở các môn học khác nhau thành một lớp hoặc nhiều lớp tùy theo số lượng HS để tổ chức bồi dưỡng cho các em. Sắp xếp các em có học lực ngang nhau vào một lớp để dễ dàng trong việc tiếp thu kiến thức.

Có thể bắt đầu ngay từ khi năm học lớp 10 nhà trường có thể cho HS có học lực yếu đăng ký các môn học mình cảm thấy còn yếu, trên cơ sở đó tổ chức lớp học bồi dưỡng cho các em. Cuối học kỳ nhà trường tổ chức đánh giá và chuyển những HS tiến bộ ra khỏi danh sách HS có học lực yếu của lớp, khối.

Tổ chức sơ kết, tổng kết và động viên khen thưởng kịp thời đối với GV dạy bồi dưỡng, HS có học lực yếu có sự tiến bộ vượt bậc.

b. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS có học lực yếu

Hằng năm, vào đầu năm học mới các trường THPT tổ chức khảo sát HS đầu năm. Sau đó, các trường báo cáo kết quả khảo sát HS nộp về sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT lập kế hoạch bồi dưỡng HS có học lực yếu từng năm, từng học kỳ, cho từng khối và quy định những môn học mà HS có học lực yếu GV phải dạy bồi dưỡng. Thực hiện sự chỉ đạo đó, các trường THPT phải tiến hành các nội dung:

* Đối với Ban giám hiệu

- Liên hệ với cơ quan chủ quản, hội đồng bộ môn tiếp sức cho đội ngũ GV các biện pháp kĩ thuật.

- Tăng cường các hoạt động thao giảng, dự giờ của đồng nghiệp rút kinh nghiệm giúp đỡ nhau có hiệu quả.

- Lập kế hoạch về công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu, HS ngồi nhầm lớp trong từng học kì và trong từng năm học cụ thể.

- Tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá chất lượng và chuyển giao chất lượng hàng năm.

- Thiết lập hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng của từng HS qua GV bộ môn và GV chủ nhiệm.

- Hiệu trưởng phân công từng bộ phận lên kế hoạch bồi dưỡng HS có học lực yếu. Chỉ đạo GV bộ môn, GV chủ nhiệm nhập và lưu giữ hồ sơ đầy đủ, báo cáo HS có tiến

bộ hay không tiến bộ từng giai đoạn.

- Xây dựng bộ hồ sơ quản lý, chỉ đạo HS có học lực yếu như chưng trình, kế hoạch dạy học, soạn bài…

- Thiết lập sổ đầu bài để theo dõi, theo dõi đánh giá giờ dạy.

- Phối hợp chặt chẽ với Công đoàn động viên đoàn viên lao động triển khai cuộc vận động đồng thời tìm tòi các biện pháp giúp đỡ HS có học lực yếu.

* Đối với Tổ chuyên môn

Kế hoạch dạy bồi dưỡng HS có học lực yếu thực hiện như sau:

- Chịu trách nhiệm trước BGH nhà trường về công tác quản lý tổ viên trong việc bồi dưỡng HS có học lực yếu.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bộ môn, phân công giảng dạy và quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của GV; điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng HS.

- Phân loại trình độ HS sắp xếp lớp theo từng đối tượng riêng biệt phù hợp từng đối tượng, khả tiếp thu của HS.

- Tăng cường giúp đỡ GV còn thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực sư phạm còn hạn chế, tổ chức chuyên đề và thường xuyên rút kinh nghiệm theo tổ hoặc theo nhóm từng bộ môn nhằm định hướng cách dạy từng loại bài, từng đối tượng HS trong đó xác định rõ biện pháp kĩ thuật tạo cơ hội cần thiết để tiếp cận HS có học lực yếu, kèm cặp giúp đỡ, tiếp sức từng đối tượng HS một cách phù hợp.

- Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu, giúp đỡ đồng nghiệp và bản thân xây dựng nội dung, phương pháp dạy học có hiệu quả.

- Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm qua các tiết dạy chính khoá đã chú trọng đến đối tượng HS có học lực yếu.

- Cùng với BGH quản lý GV trong tổ về chuyên môn cũng như các hồ sơ có liên quan. Điều chỉnh kế hoạch dạy bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng HS ở từng giai đoạn.

*Đối với GV bộ môn

- Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đã được thống nhất ở tổ chuyên môn và kế hoạch của nhà trường. Có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình giúp đỡ HS có học lực yếu, giúp các em đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học.

- Lập hồ sơ theo dõi HS có học lực yếu vào đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ và bàn giao cho GV dạy sau này.

- GV giảng dạy thực hiện chương trình bồi dương HS có học lực yếu và thực hiện công tác giảng dạy khi có kế hoạch của nhà trường.

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy và soạn bài khi nhà trường bố trí bồi dưỡng HS có học lực yếu, soạn đảm bảo hai yêu cầu cần tối thiểu là kiến thức và kĩ năng để HS tiếp nhận.

- GV giảng dạy trên lớp ở từng phần của mỗi tiết học cần lựa chọn hình thức hoạt động cho HS cả lớp một cách phù hợp, tiết kiệm được thời gian để tranh thủ tạo ra cơ hội cần thiết cho GV tiếp cận HS có học lực yếu nhằm kèm cặp, hướng dẫn, tiếp sức cần thiết trong mỗi tiết dạy.

- Tăng cường công tác kiểm tra, chấm chữa của GV đối với HS trong các tiết luyện tập, bài kiểm tra của HS cần sửa lỗi thật kĩ, tạo mẫu về bài làm đồng thời nắm chắc những chỗ HS học yếu để bổ sung kịp thời.

- Trong quá trình bồi dưỡng cần lưu ý nắm bắt được đối tượng, năng lực nhận thức, phát hiện hổng về kiến thức, chưa có phương pháp nhận thức môn học, thống nhất về nội dung giảng dạy giữa chính khóa, bồi dưỡng và tự học, sử dụng các hình thức tổ chức học tập, phát huy ưu thế học nhóm trong đó chú trọng sự tương trợ giữa HS học khá dành cho HS có học lực yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiết học, không khí học tập sôi nổi, HS học tập tích cực.

- Thông báo thường xuyên về tình hình phấn đấu, học tập của HS cho GVCN để có biện pháp giáo dục, duy trì sĩ số học phụ đạo.

- Nghiêm cấm việc dạy thiếu trách nhiệm gây tốn kém thời gian, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thanh danh nhà giáo, làm mất lòng tin của HS và phụ huynh đến nhà trường và GV.

- Những HS có kết quả kiểm tra yếu GV sắp xếp thời gian bồi dưỡng kịp thời ngoài số tiết đã phân công theo quy định ngay sau thời điểm có kết quả kiểm tra, bố trí kiểm định lại kết quả học tập của HS nhằm giảm tỉ lệ lưu ban, và bỏ học.

- Thực hiện ký sổ đầu bài và nhận xét sau mỗi tiết bồi dưỡng.

- GV bộ môn lưu trữ theo dõi hồ sơ HS có học lực yếu trong suốt năm học. Cuối năm học nộp lại cho chuyên môn để làm cơ sở chủ yếu để chuyển giao chất lượng giữa các bộ môn giữa các lớp cho năm học sau.

Sẽ đối chiếu kết quả học tập cuối năm trước và điểm khảo sát đầu năm học mới xem có chênh lệch HS học học yếu bao nhiêu thì có đề xuất với tổ trưởng, tổ trưởng báo cáo cho BGH nhà trường biết để đề ra, điều chỉnh thay đổi kế hoạch bồi dưỡng hạn chế tình trạng HS học yếu.

*Đối với GV chủ nhiệm

- Kết hợp với GV bộ môn trong việc phân loại chung của từng HS mà lớp mình phụ trách.

- Lập hồ sơ theo dõi HS có học lực yếu ngồi nhầm lớp đầu năm học, giữa kỳ, cuối kỳ và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để bàn giao cho chủ nhiệm đầu năm học sau), sắp xếp sơ đồ lớp hợp lý thuận tiện để có cơ hội GV bộ môn kiểm tra, tiếp sức kịp thời.

- Kết hợp với hội cha mẹ HS động viên tinh thần vật chất cho con em và hỗ trợ kinh phí cho GV giảng dạy theo quy định Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc tự học ở nhà của HS.

- Kết hợp với GV bộ môn, Đoàn thanh niên thành lập đôi bạn cùng tiến trong việc học ở nhà cũng như giúp nhau trên lớp.

- Thường xuyên liên lạc với gia đình HS để phối hợp, động viên các em tham gia học tập đầy đủ. Thu nhận thông tin phản hồi từ HS về quá trình giảng dạy, bồi dưỡng của GV bộ môn với lớp, nhằm ngăn chặn thái độ, hành vi tiêu cực gây tổn hại đến quyền lợi của người học, mục tiêu, uy tín nhà trường.

*Đối với Đoàn thanh niên và các bộ phận khác

- Kết hợp với GVBM, GVCN và nhà trường thống kê rà soát lại số HS học có học lực yếu để cùng với BGH và phụ huynh HS trao đổi tìm ra hướng dạy bồi dưỡng thích hợp để nâng dần chất lượng giáo dục của trường.

- Phát động phong trào “Đôi bạn học tập”, “Nhóm học tập”. Các em học khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ những các em học yếu và thường xuyên kiểm tra bài của các em có học lực yếu trước khi vào lớp học.

Ngoài những giờ GV dạy bồi dưỡng, GV còn dặn dò và cho bài tập các em về nhà tự học và tự làm sau đó các em mang đến trường GV sẽ gọi các em lên bảng sửa bài xem mức độ các em nắm kiến thức đã học được như thế nào, có nhớ bài hay không để sau đó GV điều chỉnh cách dạy của mình một cách kịp thời cho phù hợp với trình độ HS để giúp các em nắm bài một cách dễ dàng.

c. Quản lý xét chọn GV tham gia bồi dưỡng cho HS có học lực yếu.

Vấn đề lựa chọn GV tham gia bồi dưỡng HS có học lực yếu là một vấn đề rất khó đối với Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. Trước hết Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn cần lập kế hoạch tuyển chọn GV tham gia bồi dưỡng HS có học lực yếu, thông qua các kỳ thao giảng GV giỏi các cấp, đánh giá GV cuối năm, qua nhìn nhận của đồng nghiệp, tổ chuyên môn cũng như HS, đồng thời GV đó phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, được giảng dạy nhiều ănm được lãnh đạo, đồng nghiệp, HS tín tưởng sau đó tổ chuyên môn hoặc GV cùng bộ môn giới thiệu những GV có đủ tiêu chuẩn, có năng lực để hiệu trưởng phân công bồi dưỡng cho HS có học lực yếu.

Những GV được lựa chọn bồi dưỡng HS có học lực yếu là những GV: tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo, chuyên môn vững vững, nhiệt tình trong công việc, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn và các công việc khác được cấp trên giao cho, yêu nghề, thương trẻ, thường xuyên cải tiến nội dung và phương pháp dạy học, bồi dưỡng cho HS có học lực yếu, chủ động nâng cao tay nghề, học hỏi và tự rèn luyện bản thân.

Công tác bồi dưỡng cho HS có học lực yếu thì năng lực người thầy là quan trọng nhưng mới chỉ có một phần, còn lại sự nhiệt tình và tâm huyết của người thầy và những điều kiện hỗ trợ khác cho công tác giảng dạy cũng chiếm phần khá quan trọng. Nếu chỉ có một trong hai điều trên thì công tác bồi dưỡng cho HS có học lực yếu chưa hiệu quả. Sử dụng đội ngũ GV có năng lực và nhiệt tình để phụ đạo HS, muốn vậy thì công tác

bồi dưỡng và đào tạo chuyên môn cho GV các trường phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

d. Quản lý hoạt động xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng HS có học lực yếu.

Các tổ nhóm chuyên môn biên soạn nội dung bồi dưỡng HS có học lực yếu. Nội dung bồi dưỡng HS có học lực yếuphải trên chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT phù hợp, vừa sức với đối tượng HS có học lực yếu. Nội dung chương trình được cập nhật bổ sung liên tục, tùy theo mức độ tiến bộ của HS. Nội dung chương trình phải được qui định ngay từ đầu năm học. Nội dung ôn tập, bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào việc bù lấp những kiến thức còn thiếu hụt, những kỹ năng còn yếu của HS. Tập trung bám sát các ma trận đề kiểm tra phù hợp với đối tượng. Củng cố, ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu những kiến thức đã học để HS nắm vững những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học. Chương trình bồi dưỡng thực hiện theo kế hoạch bồi dưỡng đã được tổ, nhóm chuyên môn thống nhất xây dựng cho từng khối lớp. Việc bồi dưỡng khi đã đạt yêu cầu về nội dung có thể tạm dừng.

Để nội dung bồi dưỡng có chất lượng hiệu trưởng cần có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên cho GV toàn trường về cách thức bồi dưỡng cho HS có học lực yếu hoặc liên kết với các trường có chất lượng để học hỏi.

Các đề tài và sáng kiến kinh nghiệm hàng năm phải được ứng dụng thiết thực vào công tác dạy học, nhất là những đề tài viết về công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu, những đề tài này được lưu giữ tại thư viện nhà trường để làm tài liệu tham khảo cho GV và HS.

Các tài liệu bồi dưỡng HS có học lực yếu là nững tài liệu được tổ, nhóm chuyên môn góp ý thống nhất, hoặc những tài liệu tập huấn do sở giáo dụcchủ trì đã được chỉnh sủa, thống nhất, tuy nhiên cũng cần lựa chọn cho phù hợp tùy theo trường lớp, môi trường, đối tượng HS của từng đơn vị.

e. Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu.

Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối, chủ trương rõ ràng thực hiện quyết định do cơ quan cấp trên ban hành. Chỉ đạo là một chức năng quan trọng và cần thiết cho việc hiện thực hóa các mục tiêu. Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người cán bộ quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong tổ chức diễn ra trong kỷ cương, trật tự. Thực hiện chức năng chỉ đạo trong quản lý cần đảm bảo những vấn đề sau:

- Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ. Người lãnh đạo với quyền hạn và trách nhiệm của mình phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể trong đơn vị theo kế hoạch, đúng vị trí công tác của họ thông qua những quyết định quản lý.

- Thường xuyên đôn đốc, động viên. Cùng với việc giao và hướng dẫn thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)