8. Cấu trúc luận văn
2.6.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản lý
Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu có hiệu quả, phải tìm được những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế như đã đề cập trên đây, qua phân tích chúng ta thấy những nguyên nhân cơ bản là:
Việc duyệt kế hoạch và theo dõi, kiểm tra thực hiện trong suốt năm của hiệu trưởng chưa thành nề nếp. Công việc này đòi hỏi trước hết sự quan tâm của HT phải trực tiếp duyệt, có định hướng rõ ràng từng bước, thực tế hiện này do nhà trường có nhiều công việc, nên hầu hết HT không trực tiếp làm mà uỷ quyền hoàn toàn cho phó hiệu trưởng, dẫn đến hiệu trưởng không sâu sát, việc duy trì các hoạt động thường xuyên trong suốt năm học bị sao nhãng, kém hiệu quả;
Việc sinh hoạt chuyên đề, dự giờ bồi dưỡng hầu hết HT, hiệu phó không dự cùng, vì họ cho đây là việc của tổ, nhóm chuyên môn, HT chủ yếu quan tâm đến việc lớn của trường, uỷ quyền chuyên môn cho phó hiệu trưởng, nhưng phó hiệu trưởng lại uỷ quyền tiếp cho tổ trưởng, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng chuyên môn chưa cao. Do đó cần có phương pháp quản lý của HT để quan tâm sâu sát hơn, thường xuyên nghiên cứu chương trình giảng dạy của cấp học, có sự tham gia trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhiều hơn;
Việc uỷ quyền cho TTCM lập kế hoạch bồi dưỡng HS yếu kém, việc kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc thực hiện qui chế chuyên môn của GV chưa có hiệu quả;
Việc đầu tư về tài chính, CSVC và trang thiết bị dạy học được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu dạy học mới. Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị bên cạnh thuận lợi thì gặp không ít khó khăn vì kinh phí được giao không được tính thêm cho hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu, khiến các trường không thể thanh toán tiền dạy bồi dưỡng cho GV từ ngân sách. Công tác QL, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học chưa hiệu quả, phòng thí nghiệm thực hành thiếu và không đồng bộ, thiết bị thí nghiệm được cấp không đảm bảo chất lượng.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học chưa được thực hiện thường xuyên còn lỏng lẻo nên chưa thúc đẩy GV hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.
vẫn còn phổ biến, chưa thực sự tự giác trong việc tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn.
Điều kiện kinh tế của gia đình HS còn nhiều khó khăn, nhiều em nhà rất xa trường nên việc đầu tư quan tâm đến việc học của HS còn hạn chế, nhiều gia đình phó mặc cho nhà trường.
Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ quản lý, trong GV còn hình thức, không có giá trị đích thực trong các nhà trường. Có thể do quy định khắt khe, yêu cầu cao quá của bản sáng kiến kinh nghiệm về thể thức bài viết, hoặc do nhà trường chưa thành lập được hội đồng khoa học có tính thuyết phục nên không phân biệt được người làm thật, người không làm thật. Như vậy cần đến sự chỉ đạo quyết liệt của hiệu trưởng nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu của việc quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của chương 1.
Thông qua khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và GV các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Giang cho thấy: Một số biện pháp đã được triển khai, một số biện pháp thực hiện khá tốt cần được phát huy, một số biện pháp được đánh giá ở mức độ bình thường, song một số biện pháp chưa được quan tâm và cụ thể hóa.
Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về vai trò, trách nhiệm đúng đắn, tương đối đầy đủ trong dạy học ở nhà trường, từ đó việc thực nhiệm vụ của mỗi GV đã được thực hiện tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Hiệu trưởng các trường THPT đã sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, nhìn chung đã đạt được hiệu quả nhất. Tuy nhiên mức độ thực hiện và mức độ tác dụng của các biện pháp còn ở mức độ thấp hơn so với mức độ nhận thức, việc sử dụng các biện pháp quản lý chưa được đồng bộ nên chưa pháp huy tác dụng tối đa của các biện pháp.
Mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đến quản lý chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu là khá cao. Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng tích cực, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa tốt đến hoạt động, làm cho hiệu quả công việc chưa cao. Trên cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu và kết quả điều tra, phân tích thực trạng là cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất, hoàn thiện biện pháp quản lý của HT đối với hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam tại chương 3 của đề tài này
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH CÓ HỌC LỰC YẾU Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TÂY
GIANG TỈNH QUẢNG NAM