Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của

của tổ chuyên môn và của giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

a. Mục tiêu

Giúp HT quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu một cách khoa học, dễ dàng, tạo điều kiện cho tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn chủ động, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình, nội dung qui định, phù hợp với đối tượng là học sinh có học lực yếu và phù hợp với tình hình thực tế về kinh phí của nhà trường, thiết bị dạy học, điều kiện cơ sở vật chất.

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch giúp các tổ chuyên môn và giáo viên giảng dạy có những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với từng đối tường và thời điểm cụ thể.

b. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

Để quản lý kế hoạch bồi dưỡng học sinh có học lực yếu của tổ chuyên môn, của giáo viên giảng dạy thì HT cần tập trung các nội dung sau:

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, bao gồm việc xác định mục tiêu, chương trình, nội dung, thời gian và các điều kiện hổ trợ hoạt động bồi dưỡng. HT cần định hướng cho tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ở các nội dung sau:

+ Mục tiêu của môn học về chuẩn kiến thức, kỹ năng; nội dung trọng tâm của bộ môn;

+ Hiểu được nguyên tắc, cấu tạo chương trình THPT của từng môn học và phạm vi kiến thức của chúng;

+ Nắm vững các phương pháp đặc trưng bộ môn;

+ Việc bố trí các phòng học, chuẩn bị các phương tiện, TBDH cho từng nội dung; + Cân đối các hoạt động trong năm học để giáo viên thực hiện đúng chương trình bồi dưỡng cho học sinh;

- Lãnh đạo quản lý việc thực hiện nội dung kế hoạch bao gồm:

+ Phân công, phân cấp quản lý cho phó hiệu trưởng, TTCM một cách rõ ràng: phân công giảng dạy cho giáo viên; kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình; thao giảng, hội giảng, tổ chức hội thảo chuyên đề chuyên môn.

+ Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học: kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường phải đúng thời gian, tổ chức lấy ý kiến dự thảo kế hoạch dưới nhiều hình thức như hội thảo khoa học toàn đơn vị, từng tổ chuyên môn, thông qua các hội đoàn thể, hội cha mẹ học sinh… đặc biệt chú trọng thảo luận về các biện pháp thực hiện trước khi ban hành kế hoạch. Dựa vào kế hoạch này các tổ chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch chi tiết.

+ Phân cấp quản lý một cách rõ ràng: việc phân cấp quản lý được thực hiện bằng văn bản, chỉ rõ quyền hạn, trách nhiệm trong quá trình thực hiện của từng cấp, từng người và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện để HT nắm.

+ Tùy theo điều kiện của các nhà trường có thể biên chế lớp học càng ít, càng tốt để giáo viên có cơ hội tiếp cận đến từng em học sinh. Chỉ đạo giáo viên đứng lớp phải có các biện pháp khơi dậy tinh thần học tập của học sinh, động viên khuyến khích học sinh có học lực yếu mạnh dạn, tự tin để các em có động cơ học tập tốt hơn.

+ Xây dựng thời khóa biểu: HT chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu phải khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa quỹ phòng học, thời gian, thỏa mãn được nhu cầu nhất định của giáo viên. Đặc biệt chú ý đến việc phân bố giữa các môn học trong một buổi, khoảng thời gian giữa học chính khóa với học phụ đạo để tạo điều kiện cho học sinh học tập có hiệu quả, từ đó tạo hưng phấn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng.

+ Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình và giờ dạy của giáo viên thông qua các biện pháp: kiểm tra lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài, vở ghi của học sinh, kiểm tra giáo án của giáo viên, dự giờ các tiết dạy bồi dưỡng.

+ Dự giờ phân tích sư phạm tiết dạy: HT phải tổ chức dự giờ các tiết dạy, đây là hoạt động hết sức quan trọng trong qua trình bồi dưỡng cho học sinh. Chú ý đến nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên và thái độ, khả năng, ý thức tổ chức lớp học của học sinh.

c. Điều kiện thực hiện

Nhà trường tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng. Đồng thời qui trách nhiệm rõ ràng và giao trách nhiệm cho các tổ chuyên môn, cho giáo viên giảng dạy.

HT nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. Đặc biệt chú ý theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, kiểm tra nội dung bồi dưỡng thông qua việc kiểm tra giáo án, kiểm tra lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài, dự giờ thăm lớp và kiểm tra vở ghi của học sinh; kết hợp các hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)