Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của họcsinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của họcsinh

a. Mục tiêu

Nhằm đảm bảo tính trung thực, công bằng, chính xác trong việc đánh giá kết quả học lực của học sinh thông qua những bài kiểm tra và năng lực học tập, xác định đúng trình độ của các em. Từ đó có thể phân loại, sắp xếp học sinh hợp lý, sát thực để xây dựng kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng học sinh có học lực yếu đạt hiệu quả cao hơn.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

sinh

Kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế. Trong giáo dục có các hình thức kiểm tra như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ…

Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là để điều chỉnh hoạt động dạy học và quản lý giáo dục. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác, khách quan, sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.

- Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời thông tin “liên hệ ngược” giúp người học điều chỉnh hoạt động học.

+ Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ sung.

+ Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để thực hiện giải quyết các tình huống thực tế.

+ Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần cao trong học tập, có ý chí vươn lên để đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn.

- Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin liện hệ ngược ngoài giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy của mình.

- Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Cung cấp cho CBQL giáo dục những thực trạng về dạy học trong một đơn vị giáo dục của mình để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

* Xây dựng kế hoạch để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá

Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn phải lên kế hoạch đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường trong mối quan hệ với các hoạt động khác như: kế hoạch dạy và học, kế hoạch kiểm tra và thông qua cuộc họp chuyên môn cho toàn thể giáo viên nắm được kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh như sau:

Tổ chức hội thảo ở tổ về xây dựng ma trận đề kiểm tra, thống nhất ý kiến trong tổ các dạng câu hỏi để kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở ma trận đề đã thống nhất mỗi giáo viên ra một đề cho mỗi khối lớp được giáo viên giảng dạy, tiến tới sử dụng đề kiểm tra chung cho từng khối.

Lên kế hoạch và thời gian kiểm tra đánh giá theo hình thức 3 chung, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, các hình thức khác…

Phân công giáo viên coi kiểm tra, chấm bài chéo.

Đánh giá kết quả kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả đến mức độ nào để có chỉ đạo nhắc nhở giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh.

* Các nội dung cần thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá

Các tổ chuyên môn sẽ vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá đối với bộ môn của mình.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh cần phải kết hợp nhiều hình thức đánh giá: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá và đánh giá trong nhiều thời điểm, nhằm đánh giá thường xuyên sự tiến bộ của học sinh mỗi giờ học.

Trong 1 tiết học, ngoài việc kiểm tra miệng được tiến hành đầu tiết, GV cũng có thể tiến hành kiểm tra trong các thời điểm khác của tiết học khi cần yêu cầu học sinh liên hệ lại kiến thức cũ.

Nên tăng cường để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, đặc biệt khuyến khích HS yếu nêu ý kiến của bản thân, kể cả ý kiến đó có thể chưa đúng.

Các hình thức sử dụng trong đổi mới kiểm tra đánh giá:

- Đổi mới kiểm tra miệng: Kiểm tra thường dùng để đánh giá học sinh sau một bài, một mục nhỏ trong bài, đôi khi kiểm tra những kiến thức, kĩ năng rất cơ bản đã học trước đó; cũng có thể giúp GV nắm vững khả năng học tập của học sinh, phát hiện những học sinh khá giỏi, học sinh yếu kém để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.

Không nên để học sinh đối phó với việc kiểm tra vấn đáp chỉ thực hiện ở đầu giờ, mà nên xen kẽ vào quá trình tìm hiểu bài mới, giáo viên có thể hỏi kiến thức đã học có liên quan, ghi điểm vào sổ như lúc tiến hành kiểm tra ở đầu giờ. Làm như vậy buộc học sinh phải học tập tự giác, tích cực theo dõi bài học.

Mỗi khi học sinh chưa trả lời được không nên phê phán các em mà nên tìm cách khác để khích lệ tinh thần học tập của các em, đôi khi cũng nên để các em có cơ hội kiểm tra lại.

- Đổi mới kiểm tra 15 phút:

Kiểm tra viết dưới 1 tiết là bài kiểm tra được sử dụng sau khi kết thúc một bài hay một số bài. Có thể bằng hình thức tự luận hay trắc nghiệm.

Ưu điểm của kiểm tra viết là kiểm tra được đại trà nên việc đánh giá tình hình học tập của lớp có phần khách quan hơn. Kiểm tra dưới một tiết phạm vi trong một bài hoặc một số bài, hoặc phạm vi kiến thức, kỹ năng không quá nhiều giúp các em củng cố, ôn luyện kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài tạo điều kiện làm bài kiểm tra định kỳ tốt hơn.

Vì thời gian kiểm tra ngắn không quá 15 phút nên để đánh giá được rộng, để củng cố kiến thức, kỹ năng và định hướng học tập của các em chúng ta nên dùng hình thức trắc nghiệm có tác dụng tích cực hơn. Đề trắc nghiệm ngoài những yêu cầu chung, nên soạn thế nào để lưu lại nhiều nhất kiến thức, kĩ năng học sinh có thể dùng làm tài liệu để học tập sau đó.

- Đổi mới kiểm tra định kỳ (Kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ)

+ Kiểm tra định kỳ được tiến hành khi học xong 1 chương, 1 phần hoặc 1 học kỳ. Đây là một hình thức kiểm tra quan trọng. Để phát huy tốt tác dụng của bài kiểm tra này, nên phối hợp cả hai dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

Trắc nghiệm tự luận: để đánh giá khả năng tư duy của HS như phân tích, tổng hợp, so sánh, …

Trắc nghiệm khách quan: để đánh giá được rộng nhất, để củng cố kiến thức, kĩ năng và định hướng học tập của các em. Hơn nữa, hiện nay ở cấp THPT, trong các đợt kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp và cả thi đại học cũng đã tiến hành kiểm tra TN khách quan 100% ở một số môn. Vì vậy, nên tăng cường kiểm tra trắc nghiệm khách quan để HS có làm quen với cách làm dạng bài tập này.

+ Trong quá trình ra đề kiểm tra nên sử dụng phần mềm trộn đề ở tất cả các môn trừ môn Văn. Làm như vậy các đề không trùng nhau, học sinh không thể trao đổi với nhau được.

+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nên sử dụng câu nhiều lựa chọn, hạn chế sử dụng các dạng khác (đúng sai, điền khuyết, ghép câu).

3.2.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí, công tác thi đua khen thưởng phục vụ hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 78 - 81)