Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 54 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu

a. Tình hình triển khai hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HS có học lực yếu. Lập danh sách HS có học lực yếu ở các môn học theo khối. Quản lý, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp nhằm bổ sung những kiến thức các em còn hỏng để đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo qui định.

Bảng 2.9. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu.

TT Mức độ Nội dung Tổng Không thực hiện Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% 1 CBQL, GV 42 0 0.0 11 26.2 12 28.6 19 45.2 2 HS 337 0 0.0 7 2.1 161 47.8 169 50.1 Tổng cộng 379 0 0.0 18 4.8 173 45.6 188 49.6

(Nguồn: Số liệu từ các trường THPT huyện Tây Giang)

Qua bảng số liệu 2.9 có thể thấy rằng có tới 49.6% CBQL, GV, HS cho rằng hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu được tổ chức một cách rất thường xuyên. Trong khi đó có tới 45.6 % CBQL, GV, HS cho rằng hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu là thường xuyên và có 4.8 % cho rằng thỉnh thoảng, chứng tỏ CB, GV và HS rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu tuy nhiên do HS một số HS có học lực yếu các em không chịu đi học nên làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

b. Nội dung bồi dưỡng HS có học lực yếu

Công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu được các trường THPT huyện Tây Giang hết sức quan tâm chú trọng. Nội dung bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào việc lấp lỗ hổng kiến thức những kiến thức còn thiếu hụt, những kỹ năng còn yếu của HS từ những học kỳ, năm học trước. Củng cố, ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu những kiến thức đã học để HS nắm vững kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học đã quy định. Chương trình bồi dưỡng HS có học lực yếu thực hiện theo kế hoạch bồi dưỡng đã được tổ, nhóm chuyên môn thống nhất xây dựng cho từng khối lớp. Trong quá trình bồi dưỡng, có thể điều chỉnh kế hoạch, nội dung và phương pháp cho phù hợp với đối tượng HS từng khối lớp.

Bảng 2.10. Nội dung và phương pháp đã sử dụng để bồi dưỡng HS có học lực yếu

Mức độ thực hiện: 1. Không thực hiện; 2. Không thường xuyên; 3. Thường xuyên; 4. Rất thường xuyên; Hiệu quả thực hiện: 1. Không hiệu quả; 2. Ít hiệu quả; 3. Có hiệu quả; 4. Rất hiệu quả.

TT Nội dung Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

1 2 3 4 1 2 3 4

1 Lấp lỗ hổng kiến thức của HS học yếu 0 0 10 32 0 0 17 25 0% 0% 23.8% 76.2% 0 % 0% 40.5% 59.5% 2

Tạo tiền đề xuất phát trong công tác bồi dưỡng HS học lực yếu

0 3 17 22 0 3 19 20

0% 7.1% 40.5% 52.4% 0 % 7.1% 45.2% 47.6% 3 Luyện tập vừa sức cho

HS học lực yếu 0 0 12 30 0 0 15 27 0% 0% 28.6% 71.4% 0 % 0% 35.7% 64.3% 4 Rèn luyện kỹ năng học tập cho HS có học lực yếu 0 0 18 24 0 0 20 22 0% 0% 42.9% 57.1% 0 % 0% 47.6% 52.4% 5 Khuyến khích, hướng dẫn cho HS có học lực yếu tham khảo tài liệu có liên quan đến môn học bồi dưỡng

0 2 20 20 0 1 21 20

0% 4.8% 47.6% 47.6% 0 % 2.4% 50.0% 47.6%

6

GV hướng dẫn giảng dạy rõ ràng cho HS học lực yếu 0 0 17 25 0 18 24 0% 0% 40.5% 59.5% 0 % 0% 42.9% 57.1% 7 Nhận diện HS có học lực yếu, phát hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS học yếu để tìm biện pháp giúp đỡ 0 1 19 22 0 0 19 23 0% 2.4% 45.2% 52.4% 0 % 0% 45.2% 54.8% 8 Các biện pháp giúp đỡ HS có học lực yếu phải được nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho GV sử dụng nhằm hạn chế tình trạng HS học lực yếu cho năm học tới

0 5 17 20 0 3 17 22

0% 11.9% 40.5% 47.6% 0 % 7.1% 40.5% 52.4%

9

Cả gia đình HS, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình

3 7 20 12 1 3 18 20

TT Nội dung Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

1 2 3 4 1 2 3 4

trạng HS có học lực yếu

10

Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, GV chủ nhiệm và GV bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của HS để đưara các dự báo về HS yếu kém

0 0 14 28 0 0 16 26

0% 0% 33.3% 66.7% 0% 0% 38.1% 61.9%

Qua bảng số liệu ta thấy, nhiều CBQL, GV cho rằng việc lấp lỗ hổng kiến thức và luyện tập vừa sức cho HS có học lực yếu là cần phải thường xuyên và liên tục, bởi đây là nội dung cần thiết để bổ sung kiến thức cần thiết cho HS có học lực yếu. Tuy nhiên gia đình và xã hội cũng nên có trách nhiệm để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

c. Các hình thức bồi dưỡng HS có học lực yếu

Qua điều tra cho thấy các trường THPT huyện Tây Giang đang triển khai tổ chức và áp dụng một số hình thức bồi dưỡng HS có học lực yếu như sau:

- Hoạt động ngoại khóa: GV tổ chức các hoạt động ngoại khóa một tháng một lần nhằm giúp các em cũng cố lại kiến thức.

- Bồi dưỡng trái buổi: trường sẽ chọn ra những HS có học lực yếu để các em học trái buổi, một tuần 3 buổi, mỗi buổi học 3 tiết.

- Phong trào “Học nhóm”, “Đôi bạn cùng tiến”: GVCN lựa chọn những HS có kiến thức vững, có năng lực hướng dẫn kèm cặp những HS có học lực yếu.

- Giao bài tập hoặc chủ đề về nhà: GV cho bài tập, các chủ đề kiến thức, hướng dẫn các em về nhà tự học, tự làm và tự nghiên cứu sau đó các em báo cáo lại xem mức độ các em nắm kiến thức đã học được như thế nào, để GV điều chỉnh cách dạy kịp thời cho phù hợp với trình độ họcsinh có HS có học lực yếu.

- Phối hợp với các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa,… thu hút HS có học lực yếu tham gia tạo nên động cơ lớn cho việc học tập của các em.

- Dạy bồi dưỡng trong hè: Căn cứ vào kết quả tổng kết năm học, HT nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng HS có học lực yếu trong thời gian nghỉ hè, nhằm giúp cho các em thuộc diện thi lại một số môn học có thể đạt yêu cầu được lên lớp.

Thực tiễn cho thấy hầu hết CBQL, GV, HS đều thống nhất với các hình thức bồi dưỡng HS có học lực yếu. Tuy nhiên tùy điều kiện vật chất của các nhà trường mà lựa chọn hình thức bồi dưỡng sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

Bảng 2.11. Hình thức bồi dưỡng đã thực trong nhà trường

TT Nội dung Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

1 2 3 4 1 2 3 4

1

Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn

0 0 12 30 0 0 17 25

0% 0% 28.6% 71.4% 0% 0% 31.0%69.0% 2 Bồi dưỡng theo kế hoạch cá

nhân

2 17 23% 0 0 12 30 2

0% 4.8% 40.5% 54.8% 0% 0% 28.6%71.4%

3 Bồi dưỡng tăng tiết 20 22 20 22

47.6% 52.4% 0% 0% 0% 0% 47.6% 52.4%

4 Bồi dưỡng trái buổi 0 0 23 19 0 0 6 36

0% 0% 54.8% 45.2% 0% 0% 14.3%85.7% 5 Giao bài tập hoặc chủ đề về

nhà

1 21 20 18 24

0% 2.4 50.0 47.6 0% 0% 42.9 57.1

6 Phối hợp với các đoàn thể 22 20 3 17 22

0% 0% 52.4% 47.6% 0% 7.1%40.5%52.4% 7 Phong trào “Đôi bạn học

tập”, “Nhóm học tập”...

2 5 13 22 2 19 21

4.8% 11.9% 31.0% 52.4% 0% 4.8%45.2%50.0%

8 Bồi dưỡng từng cá nhân 12 20 10 27 15

28.6% 47.6% 23.8% 0% 0% 0% 64.3%35.7%

9 Hoạt động ngoại khóa 0 0 30 10 0 0 18 24

0% 0% 71.4% 23.8% 0% 0% 42.9%57.1%

10 Dạy trong hè 30 10 20 22

0% 0% 71.4% 23.8% 0% 0% 47.6%52.4% Qua bảng số liệu trên, nhiều CBQL, GV cho rằng bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn là rất thường xuyên và chiếm tới 71.4%, có tới 69.0% rất hiệu quả. Chúng tỏ các trường đã có những hình thức và phương án chung trong viecj tổ chức dạy học những em có học lực yếu. Trong khi đó có tới 47.6% CBQL, GV cho rằng việc dạy HS có học lực yếu không quy đổi vào việc tăng tiết để lấy tiền, mà chủ yếu là trên tinh thần vì các em HS miền núi, vì lòng yêu nghề của các thầy cô giáo.

d. Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng HS học yếu

CSVC, thiết bị dạy học là một trong những thành tố cơ bản của quá trình dạy học nói chung. Nếu CSVC thiếu thì hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu không thể đạt được hiệu quả mong muốn. CSVC trường học là tất cả phương tiện vật chất được huy động vào việc dạy học và các hoạt động gắn liền với quá trình bồi dưỡng HS có học lực yếu; thiết bị dạy học là công cụ mà GV trực tiếp sử dụng để thực hiện hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu của mình, thông qua đó, giúp HS lĩnh hội kiến thức, rèn luyện

kỹ năng, hoàn thiện nhân cách trong suốt quá trình học.

Tuy nhiên, hiện nay các trường THPT đóng trên địa bàn huyện Tây Giang CSVC còn thiếu thốn nhiều, chỉ đáp ứng đủ giảng dạy chính khóa, nên việc bồi dưỡng của trường gặp nhiều khó khăn, trang thiết bị dạy học không đồng bộ, phòng học chưa đầy đủ, trong thư viện thiếu sách tham khảo tất cả các môn học. Trong thời gian tới Ban giám hiệu nhà trường cần tham mưu với cấp trên, cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho việc dạy học và bồi dưỡng HS học yếu.

e. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu

Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là trong việc bồi dưỡng HS có học lực yếu. Vào đầu năm học, BGH nhà trường tổ chức họp với Ban đại diện CMHS để thống nhất cách thức tổ chức. Sau đó họp với phụ huynh HS để trao đổi và thông báo kế hoạch bồi dưỡng HS có học lực yếu rồi đi đến thống nhất, đồng thời cho phụ huynh HS kí cam kết về việc bồi dưỡng HS có học lực yếu. Qua đó nhà trường nhận được sự quan tâm, đồng thuận của CMHS. Mặt khác, phụ huynh HS cùng với nhà trường động viên khuyến khích tạo điều kiện tốt để các em tham gia đầy đủ các lớp học.

Tuy nhiên trong những năm học qua, sự phối hợp nhiều lúc còn hạn chế do những nguyên nhân sau:

- Cha mẹ các em là người dân tộc thiểu số nên nhận thức về việc học chưa cao, chưa chú ý đến việc học nên số HS yếu kém còn nhiều.

- Kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên hầu hết cha mẹ chỉ chú tâm vào việc làm ăn, chưa quan tâm đến việc học của con mình, chưa phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục các em.

- Địa bàn rộng, nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt, HS còn gặp không ít khó khăn trong việc tham gia học tập nhất là mùa mưa.

Bảng 2.12. Kết quả thống kê khảo sát ý kiến GV và HS về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu

TT Nội dung Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

1 2 3 4 1 2 3 4 1 Phụ huynh HS 0 0 10 32 0 0 8 34 0% 0% 23.8% 76.2% 0% 0% 19.0% 81.0% 2 Ban đại diện CMHS 0 0 20 22 0 0 22 20 0% 0% 47.6% 52.4% 0 % 0% 52.4% 47.6% 3 Hội khuyến học 10 15 15 0 30 12 0 0 23.8% 35.7% 35.7% 4.8% 0 % 71.4% 28.6% 81.0% 4 Lãnh đạo xã, huyện 0 0 24 18 0 0 20 22 0% 0% 57.1% 42.9% 0 % 0% 47.6% 52.4% 5 Xã đoàn 0 0 25 17 0 0 24 18 0% 0% 59.5% 40.5% 0 % 0% 57.1% 42.9%

nhà trường với gia đình và xã hội như sau: Giữa phụ huynh với nhà trường, có tới 76.2% rất thường xuyên với 81.0% rất hiệu quả. Trong khi đó có 23.8 số GV cho rằng sự phối hợp với Hội khuyến học không thực hiện, có 35.7% không thường xuyên và 4.8% thường xuyên. Chứng tỏ rằng sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội chưa thật sự hiệu quả, làm ảnh hưởng đến công tác dạy học và chất lượng giáo dục.

g. Về thi đua khen thưởng và thực hiện chính sách cho hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu.

Trong những năm qua công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu ở các trường THPT huyện Tây Giang làm rất tốt, tuy nhiên đây là những thầy cô thật sự yêu nghề, mến trò, tinh thần tự nguyện là chính nhưng các thầy cô cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy. Vì vậy Ban giám hiệu các trường cần có sự động viên chia sẻ bằng nhiều hình thức nhằm khích lệ, khơi dạy niềm đam mê của GV trong qua trình dạy học, thúc đẩy chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao.

Trong thời gian tới Ban giám hiệu cần quan tâm hơn nữa cho công tác bồi dưỡng HS có học lực yếu, thường xuyên tham mưa với các cấp, các ngành, với Ban đại diện cha mẹ HS nhằm hỗ trợ thêm một phần nào đó cho GV, để các thầy cô giáo có thêm động lực và nhiệt tình hơn trong quá trình giảng dạy.

Bảng 2.13 Về thi đua khen thưởng và thực hiện chính sách cho hoạt động bồi dưỡng HS có học lực yếu. Mức độ đánh giá CBQL, GV HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Không cần thiết 2 4.8 1 0.3 Ít cần thiết 6 14.3 6 1.8 Cần thiết 12 28.6 127 37.7 Rất cần thiết 22 52.4 203 60.2

Qua bảng 2.13, có thể thấy rằng đa số ý kiến của GV và HS cho rằng việc khen thưởng HS là rất cần thiết. Có tới 52.4% số GV và 60.2% số HS cho rằng việc khen thưởng là rất cần thiết. Trong đó chỉ có 4.8% số GV và 0.3% số HS đều cho rằng việc khen thưởng không cần thiết. Chúng ta thấy rằng việc khen thưởng những HS có học lực yếu, có sự tiến bộ trong học tập là rất cần thiết. Đây là động lực để động viên, khích lệ các em cố gắng vươn lên trong học tập. Tuy nhiên trong những năm qua nhà trường vẫn chưa làm tốt công tác khen thưởng cho các em HS có học lực yếu, để các em tiếp tục nỗ lực, cố gắng phấn đấu trong học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 54 - 59)