Thực trạng quản lý hoạt động dạy bồi dưỡng HS có học lực yếu của GV

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 62 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy bồi dưỡng HS có học lực yếu của GV

- Mỗi GV tham gia dạy bồi dưỡng đều phải kế hoạch chi tiết, rõ ràng, cụ thể, phải soạn sẵn các nội dung ôn tập, tổ trưởng bộ môn kiểm tra nội dung giảng dạy của GV và văn phòng nhà trường sẽ phô tô miễn phí những tài liệu này gửi đến HS để các em không phải mất thời gian chép lại những nội dung đó đồng thời có được các vấn đề cần ôn tập một cách hệ thống.

- Hàng tuần, thông qua hòm thư góp ý, Ban giám hiệu nhà trường nắm tình hình học tập của HS cũng như tình hình giảng dạy của GV về các mặt: nội dung kiến thức, phương pháp truyền đạt của GV,... Từ đó có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý thoả mãn nhu cầu học tập của những HS có học lực yếu.

- Sau mỗi học kỳ nhà trường có sơ, tổng kết đánh giá sự tiến bộ của HS cũng như dạy của GV. Từ kết quả học tập này, Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với tổ trưởng chuyên môn của các tổ họp, đánh giá về nội dung ôn tập và việc ra đề kiểm tra thường xuyên của GV bộ môn, đồng thời sự tiến bộ của HS trong học tâp để rút kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực và điều chỉnh kịp thời những mặt còn hạn chế để việc dạy bồi dưỡng của GV đạt hiệu quả tốt hơn.

2.5.5. Thực trạng quản lý hoạt động học bồi dưỡng của HS có học lực yếu - Nhà trường bố trí 01 quản sinh phụ trách lớp học: điểm danh hàng ngày. GV dạy bồi dưỡng HS yếu lớp nào phải điểm danh HS lớp đó, để kiểm tra xem các em có đi học đầy đủ không. Nếu HS nào vắng thì gửi danh sách này cho GV chủ nhiệm các lớp. Thông qua giờ sinh hoạt hoặc 15 phút đầu giờ GVCN lớp gặp HS vắng tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Nếu HS vắng thường xuyên quá ba buổi học thì gửi danh sách cho Ban giám hiệu để xử lý, đồng thời mời phụ huynh lên làm việc.

- Hàng tuần, hàng tháng, GV bộ môn cho các em kiểm tra để đánh giá sự tiến bộ của HS. Kết quả kiểm tra được nộp về BGH và GVCN, nhà trường và GVCN có thể động viên khích lệ những em có kết quả tốt bằng cách tuyên dương trước lớp và dưới cờ. Đối với HS chưa có sự tiến bộ thì GVBM và GVCN tìm hiểu nguyên nhân và động viên, giúp đỡ đồng thời gặp gỡ phụ huynh của các em để trao đổi, mục đích cuối cùng là giáo dục để các em cố gắng hơn trong quá trình học tập.

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát về quản lí hoạt động học bồi dưỡng của HS có học lực yếu. Mức độ đánh giá CBQL và GV SL Tỉ lệ % Không cần quản lý 0 0% Quản lý bình thường 2 4.8% Quản lý chặt 14 33.3% Quản lý rất chặt 26 61.9%

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy CBQL và GV đều cho rằng cần phải quản lý rất chặt đối với các em HS có học lực yếu. Điều này đồng nghĩa nếu chúng ta quản lý chặt thì HS đi học đầy đủ, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao. Tuy nhiên còn tới 4.8% CBQL và GV cho rằng nên quản lý việc học bồi dưỡng của HS yếu bình thường. Đây là một vấn đề mà Hiệu trưởng cần có những kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chi tiết để công tác học bồi dưỡng HS có học lực yếu hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 62 - 63)