8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Thực trạng HS có học lực yếu và nguyên nhân
a. Số lượng
Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019 tỉ lệ học sinh có học lực yếu có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Bảng 2.6. Thống kê số lượng học sinh có học lực yếu
Năm học TSHS Yếu Tỉ lệ % Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 TSHS Yếu Tỉ lệ % TSHS Yếu Tỉ lệ % TSHS Yếu Tỉ lệ % 2017-2018 105 15.9 83 29.3. 20 10.1 2 1.1 2018-2019 38 6.3 26 12.1 11 5.1 1 0.6
(Nguồn: Trường THPT Tây Giang và THPT Võ Chí Công)
* Thực trạng chung của HS có học lực yếu tại các Trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam năm học 2017 - 2018:
Bảng 2.7. Thống kê tỉ lệ xếp loại học lực - Năm học 2017-2018
STT Lớp Sĩ số
Học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Tổng cộng 662 5 0.76% 119 17.98% 433 65.41% 96 14.50% 9 1.36% Khối 10 283 4 1.41% 36 12.72% 160 56.54% 76 26.86% 7 2.47% Khối 11 198 0 0.00% 42 21.21% 136 68.69% 18 9.09% 2 1.01% Khối 12 181 1 0.55% 41 22.65% 137 75.69% 2 1.10% 0 0.00% * Thực trạng chung của HS có học lực yếu tại các Trường THPT huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam năm học 2018 – 2019:
Bảng 2.8. Thống kê tỉ lệ xếp loại học lực - Năm học 2018-2019
STT Lớp Sĩ số
Học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Tổng cộng 603 7 1.16% 172 28.52% 386 64.01% 36 5.97% 2 0.33% Khối 10 214 0 0.00% 52 24.30% 136 63.55% 24 11.21% 2 0.93% Khối 11 216 6 2.78% 55 25.46% 144 66.67% 11 5.09% 0 0.00% Khối 12 173 1 0.58% 65 37.57% 106 61.27% 1 0.58% 0 0.00%
b. Nguyên nhân
* Về phía HS:
+ HS lười học: Ở lớp không tập trung vào việc học, ở nhà không làm bài tập, không chuẩn bị bài, chưa có phương pháp học nên thường học vẹt để đối phó mà không hiểu cặn kẽ bài học…
+ HS bị hỏng kiến thức từ những lớp dưới: Do ở cấp tiểu học, THCS bị hỏng kiến thức nên lên cấp ba rất khó tiếp thu kiến thức mới. Nếu không kịp thời khắc phục việc lấy lại kiến thức cơ bản càng về sau càng khó khăn.
+ HS hiểu nhưng không biết cách trình bày ý của mình bằng lời hay bằng chữ cũng là một khó khăn thường gặp ở không ít HS.
+ Các em chưa ý thức được mục đích học của mình để làm gì, các em dễ bị bạn bè lôi kéo vào những trò chơi, hơn nữa gia đình các em ít quan tâm nhắc nhở nên kết quả học tập thấp.
* Về phía GV:
+ Một số GV chưa nắm chắc yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Việc dạy học còn dàn trải, nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
+ Một số GV chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, không gây hứng thú cho HS, thiếu nghệ thuật cảm hóa cho HS có học lực yếu, dần dần các em cam chịu chấp nhận sự yếu của chính mình mà không có ý chí vươn lên.
+ Tình trạng GV bộ môn chưa làm tốt vai trò của mình trong tiết học diễn ra phổ biến. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý HS trong lớp học, chất lượng học tập của HS trong lớp không được đảm bảo.
+ Một số GV chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho HS dân tộc thiểu số (Cơ Tu) dẫn đến tiết học chưa sinh động, sôi nổi, chưa phong phú. Các em cảm thấy nhàm chán, không thích học dẫn đến kết quả học tập rất thấp.
* Về chương trình học:
Chương trình học quá tải đối với HS dân tộc thiểu số: Các em HS dân tộc thiểu có vốn Tiếng Việt còn rất hạn chế huống chi lại thêm tiếng Anh. Khi GV giảng bài bằng Tiếng Việt các em không hiểu hết những tiếng GV nói khó khăn cho việc tiếp thu bài của các em. Các em chưa hiểu được bài này thì phải học sang bài khác, môn khác. GV thì phải dạy theo chương trình đã quy định. Tuy nhiên GV đã được phép tăng giảm thời lượng một số tiết học nhưng không thể dạy cho HS hiểu hết bài này mới dạy sang bài khác. Khi dạy bồi dưỡng thì các em HS có học lực yếu lại không tham gia, ở nhà thì không có ai kèm cặp dẫn đến một số HS không theo kịp chương trình dẫn đến các em học yếu.
* Về phía phía gia đình:
theo dõi, kèm cặp con học tập, những vấn đề khó khăn của con gặp phải trong quá trình học tập không có người chia sẻ cũng là một thiệt thòi với HS.
+ Đa số nhận thức của CMHS còn thấp, họ chưa nhận thấy ích lợi lâu dài của việc học tập, họ cho rằng học chẳng ra đồng tiền nào cả. Mà họ chỉ nhìn thấy cái trước mắt là có làm là có ăn, phát nương, làm rẫy no cái bụng là được, bắt được chim, thú là mừng. Chính vì vậy họ bắt con em mình ở nhà để đi làm, đi săn.
+ Một số em thuộc gia đình có mức kinh tế trung bình, nhưng bố mẹ ít quan tâm đến con cái, lo kiếm sống, để các em lêu lổng, số em này rất tự do, bừa bãi, hay quậy phá, học ít chơi nhiều, hay trốn học, thường nói dối cha mẹ, thầy cô, hay cãi lại người lớn, không nghe lời, ít có lòng tự trọng và thích là vắng học, bỏ học.
+ Một vài em thuộc gia đình nghèo, đông con, các em không có áo quần để đến lớp như bao bạn khác. Những HS này thường mặc cảm, tự ti, tự cho thân phận của mình không bằng bạn bè, tự tách biệt khỏi tập thể, các em luôn cảm thấy bị tổn thương và chán nản nên ít quan tâm đến việc học dễn đến kết quả học tập thấp.
+ Các em thuộc gia đình khá giả, được cha mẹ nuông chiều. Thường những em này như những ông trời con, tính khí đỏng đảnh, muốn gì được nấy, hay dỗi, thích thì học không thích thì thôi, đôi lúc còn tỏ ra khoe khoang coi thường bạn bè.
* Do hoàn cảnh kinh tế:
Huyện Tây Giang là một trong những huyện nghèo tỉnh và cả nước. Ngành nghề chính của huyện là sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là sắn, ngô, lúa cho thu nhập rất thấp và con vật nuôi chính là trâu, bò, gà vịt, heo... Cho nên kinh tế của các hộ gia đình còn rất khó khăn. Toàn huyện chiếm tới 48% hộ nghèo năm 2018. Với điều kiện kinh tế khó khăn như vậy nên các em phải ở nhà phụ giúp cha mẹ công việc đồng áng. Dẫn đến tình trạng vắng học vào ngày mùa bắt chim, bắt chuột (các tháng 11, 12 và tháng 01, 02) và vào mùa trồng rẫy (tháng 3, 4) trong năm. Chính vì vậy các em không kịp tiếp thu kiến thức dẫn đến các em học yếu
* Do thiếu sự quan tâm của thôn, xã, huyện:
+ Do thiếu sự quan tâm đôn đốc của thôn: Thôn chưa nhiệt tình trong công tác giáo dục HS ra lớp, chưa phê bình nhắc nhở thường xuyên trước cộng đồng, chưa nghiêm khắc đối với những gia đình có con em vắng học, bỏ học, học yếu.
+ Do thiếu sự quan tâm của xã, huyện: Xã, huyện chưa thực sự vào cuộc trong công tác phát triển giáo dục, chưa có sự thăm hỏi động viên kịp thời đối với việc học tập của HS để các em có sự hào hứng và chăm lo học tốt, chưa giải quyết kịp thời các chính sách hỗ trợ cho HS, các em còn dành phần lớn thời gian để mưu sinh nên cũng hay vắng học, bỏ học và kết quả học lực yếu.