Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng họcsinh có học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng họcsinh có học

có học lực yếu

có học lực yếu riêng. Mỗi một biện pháp phải đạt được mục đích giáo dục cụ thể, từ đó hướng tới mục đích chung.

Mục đích ở đây chính là tìm ra các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm quản lý tốt công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Để thực hiện được mục đích trên, các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đồng thời, chúng phải hướng đến việc quản lý công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Trước khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi phải nhận thức đúng các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo nói chung và chất lượng bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT nói riêng; đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu của đội ngũ CBQL và giáo viên ở các trường THPT. Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc quản lý công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém hiện nay, tránh chủ quan phiến diện một chiều.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính lịch sử - cụ thể

Việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường THPT yêu cầu phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất nước, của địa phương, sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan. Việc áp dụng tốt nguyên tắc này giúp chúng ta tránh được quan điểm tư tưởng thụt lùi, bảo thủ hoặc chúng ta tìm ra được những người có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ khi đưa ra các biện pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu ở các trường thpt huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)