8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trong quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu được trình bày ở trên, có tác động đồng bộ đến nhận thức, tư duy, hành động của các lực lượng bên trong (giáo viên, học sinh yếu) và các lực lượng hỗ trợ bên ngoài (Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, các đoàn thể có liên quan...) nhằm nâng cao chất lượng kết quả tổ chức bồi dưỡng học sinh có học lực yếu. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện, hỗ trợ, thúc đẩy, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình quản lí tổ chức bồi dưỡng học sinh có học lực yếu, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
Trong các biện pháp trên, biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và gia đình học sinh về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh có học lực yếu là biện pháp bao trùm lên tất cả các biện pháp khác. Vì chỉ có thái độ nhận thức đúng đắn thì cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên nhà trường và các bộ phận có liên quan mới có thái độ, hành động đúng đắn cũng như tự học hỏi, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên nhằm phục vụ cho chính công việc của mình. Hơn nữa biện pháp này là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại.
Tất cả các biện pháp có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau trong quá trình quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh có học lực yếu nên nhà trường cần sử dựng một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường nhằm phát huy được tối đa hiệu quả của từng biện pháp.