So sánh dạy học truyền thống và dạy học tương tác

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 40 - 54)

STT DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC

STT DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG DẠY HỌC TƯƠNG TÁC

2 GV thuyết trình, độc thoại là chính GV thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập tương tác cho HS

3

HS lắng nghe lời giải của GV, ghi chép và học thuộc lịng, hoạt động các nhân là chính

HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập theo nhĩm, tương tác giữa HS-HS phát triển

4

GV cố gắng truyền đạt hết kiến thức và kinh nghiệm của mình để hồn thành bài giảng

GV huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của HS để xây dựng bài học

5 Tương tác một chiều giữa Thầy-Trị là chính

Mối quan hệ tương hỗ giữa Thầy-Trị- Mơi trường, giữa Trị-Trị đặc biệt được chú trọng

6

HS tiếp nhận kiến thức thụ động, phụ thuộc vào thơng tin cĩ sẵn trong SGK và vở ghi

HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tự xác định vấn đề và giải quyết vấn đề

7 Khơng phát huy được tính tích cực học tập của HS tham gia xây dựng bài

Phát huy được tính tích cực học tập của HS tham gia xây dựng bài. HS độc lập khám phá, xây dựng kiến thức, kĩ năng, giá trị và năng lực

8 HS làm bài lệ thuộc hồn tồn vào SGK và lời thầy giảng

HS làm bài tập chủ động, giải quyết vấn đề học tập một cách sáng tạo

9 GV độc quyền đánh giá và đánh giá theo sự ghi nhớ thơng tin cĩ sẵn

GV khuyến khích HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn, tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả học tập

10 Phát triển tư duy bậc thấp, HS chủ yếu ghi nhớ thơng tin, sự kiện

Phát triển tư duy bậc cao, HS tự tin, cĩ tinh thần phê phán, biết xác định các giá trị

1.4. Một sớ đặc điểm tâm sinh lý của hsth và việc vận dụng quan điểm sư phạm tương tác tương tác

Học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển của đời người. Đĩ là lứa tuổi từ 6 đến 12 tuổi (một bộ phận nhỏ 13-14 tuổi), cĩ hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát triển, là nhân cách đang hình thành. Sau đây chúng tơi phân tích một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học theo những khía cạnh mà quan điểm sư phạm tương tác quan tâm.

1.4.1. Về mặt giải phẫu sinh lý

Thể lực của trẻ ở lứa tuổi này phát triển tương đối đồng đều, trọng lượng não của trẻ gần bằng trọng lượng não của người trưởng thành (gần 90% trọng lượng não người

lớn). Chức năng của não dần dần hồn thiện, chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não đang được phát triển, các mối quan hệ giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế được thay đổi dần, quá trình ức chế sẽ trở nên mạnh hơn.

1.4.2. Về mặt nhận thức

Đối với học sinh tiểu hoc nhận thức cảm tính chiếm ưu thế. Điều này thể hiện rất rõ trong quá trình nhận thức của học sinh như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.

- Tri giác của học sinh tiểu học cĩ đặc điểm là tươi sáng, sắc bén, tị mị ham hiểu biết và cĩ tính trực quan. Ở những năm đầu của bậc tiểu học tri giác thường gắn với hoạt động thực tiễn như cầm nắm, sờ mĩ, ... tri giác của trẻ cịn chung chung, mang tính chất đại thể. Đến lớp 3 các em mới bắt đầu biết đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng, biết phân tích suy luận mỗi khi tri giác, biết trình bày kết quả một cách gọn gàng, rõ ràng và cĩ khả năng tổng hợp các chi tiết sau khi tri giác.

Những đặc điểm tri giác trên cho thấy trong quá trình dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội, cần phải tổ chức tốt cho các em được trao đổi, thảo luận... qua đĩ các em cĩ thể tiếp nhận kiến thức của bài học một cách chủ động, sáng tạo.

- Ở lứa tuổi tiểu học chú ý khơng chủ định vẫn chiếm ưu thế. Trẻ dễ di chuyển chú ý từ đối tượng khơng hấp dẫn sang đối tượng cĩ sức hấp dẫn hơn. Sức tập trung và độ bền vững về chú ý của các em cũng phụ thuộc vào đối tượng quan sát, mức độ hoạt động với sự vật. Nhiều cơng trình nghiên cứu về độ chú ý đã khẳng định: sự tập trung chú ý của học sinh tiểu học chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định. Đối với học sinh lớp 3 các em chỉ tập trung chú ý tốt khoảng 20-25 phút. Vì vậy trong các tiết học mơn Tự nhiên và Xã hội giáo viên cần tránh giảng giải quá nhiều, cần phải đa dạng hố các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nhằm duy trì sự chú ý và hứng thú học tập cho các em.

- Ở lứa tuổi này trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển, các em nhớ chính xác các hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, hay lời giải thích dài dịng. Ở những lớp đầu của bậc tiểu học, việc ghi nhớ khơng chủ định vẫn cịn chiếm ưu thế, các em chỉ ghi nhớ nhanh những gì mình thích, những gì gây được ấn tượng. Trí nhớ chủ định dần dần được phát triển ở các lớp trên, năng lực ghi nhớ cũng dần được tăng lên. Vì vậy trong dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội cần tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động để các em nắm kiến thức một cách chủ động, vững chắc, vì khi nghe thì dễ quên, khi nhìn thì dễ nhớ và khi làm thì dễ hiểu.

- Tư duy của học sinh tiểu học cịn mang tính trực quan cụ thể. Hoạt động phân tích - tổng hợp ở lứa tuổi này cịn rất sơ đẳng. Trong hoạt động khái quát hố, học sinh ở đầu cấp thường quan tâm đến những dấu hiệu cĩ tác động mạnh đến các giác quan như các màu sắc, hình dáng, kích thước,... nghĩa là trẻ chỉ mới biết dựa vào những dấu hiệu ở bên ngồi để phân loại và khái quát. Đối với học sinh ở lớp 3 tư duy trừu tượng đã phát triển hơn, trẻ cĩ thể phân loại và khái quát đối tượng mà khơng cần đến những dấu hiệu bên ngồi của chúng. Từ những đặc điểm trên ta thấy đối với học sinh lớp 3

việc dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội cần dựa trên các yếu tố trực quan, tăng cường tổ chức cho học sinh quan sát, thảo luận nhĩm, đặc biệt là việc sử dụng quan điểm sư phạm tương tác để các em cĩ thể chiếm lĩnh tri thức bằng chính hoạt động của mình.

1.4.3. Tình cảm

Đối với học sinh tiểu học, tình cảm cĩ một vị trí đặc biệt vì nĩ là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của các em. Đối tượng gây xúc cảm thường là những sự vật hiện tượng cụ thể sinh động. Do đĩ những bài giảng khơ khan, khĩ hiểu, nặng về lý luận khơng gây cho học sinh những cảm xúc tích cực, thậm chí cịn làm cho các em mệt mỏi, chán chường. Nĩi chung, hoạt động trí tuệ của các em đượm màu sắc xúc cảm, các em suy nghĩ bằng “hình thức”, “xúc cảm”, “âm thanh”, các quá trình nhận thức hoạt động của các em dần chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm xúc, đều đượm màu cảm xúc. Tình cảm của các em chưa bền vững, chưa sâu sắc, các em đang ưa thích đối tượng này nhưng cĩ đối tượng khác thích hơn, đặc biệt hơn thì dễ dàng bị lơi cuốn vào đĩ mà quên mất đối tượng cũ. Vì vậy trong quá trình dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội cĩ thể khơi dậy ở trẻ xúc cảm học tập qua việc tổ chức các hoạt động học tập, qua việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt là quan điểm sư phạm tương tác và đồ dùng dạy học để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học.

Từ việc phân tích những đặc diểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học chúng tơi rút ra kết luận rằng: Việc tổ chức cho học sinh học tập theo quan điểm sư phạm tương tác trong mơn Tự nhiên và Xã hội là hợp lý, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay. Đĩ là hướng vào sự tích cực hố hoạt động của học sinh, nhằm chuyển biến vị trí của các em từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức.

1.5. Mục tiêu, nội dung chương tr̀nh mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 (chương tr̀nh hiện hành) hiện hành)

1.5.1. Mục tiêu chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Sau khi học xong mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, học sinh cần đạt được:

- Kiến thức: Cĩ một số kiến thức cơ bản, ban đầu về:

+ Con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phịng tránh bệnh tật, tai nạn).

+ Mơt số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

- Kỹ năng: Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:

+ Tự chăm sĩc sức khỏe bản thân; ứng sử hợp lí trong đời sống để phịng chống một số bệnh tật và tai nạn.

+ Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

+ Cĩ ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an tồn cho bản than, gia đình và cộng đồng.

+ Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.

1.5.2. Nội dung chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 cĩ 3 chủ đề gồm cĩ 70 bài tương ứng với 70 tiết của 35 tuần thực học. Trong đĩ cĩ 63 bài học mới và 7 bài ơn tập, được phân phối như sau:

+ Con người và sức khoẻ: 16 bài mới và 2 bài ơn tập, kiểm tra. + Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ơn tập, kiểm tra.

+ Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ơn tập, kiểm tra. - Chủ đề: Con người và sức khoẻ

+ Cơ quan hơ hấp (nhận biết trên sơ đồ; tập thở sâu, thở khơng khí trong sạch; phịng một số bệnh lây qua đường hơ hấp).

+ Cơ quan tuần hồn (nhận biết trên sơ đồ; hoạt động lao động và tập thể dục thể thao vừa sức; hịng bệnh tim mạch).

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu (nhận biết trên sơ đồ; biết giữ vệ sinh).

+ Cơ quan thần kinh (nhận biết trên sơ đồ; biết ngủ, nghỉ ngơi, học tập và làm việc điều độ).

- Chủ đề: Xã hội

+ Gia đình: Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại (cơ dì, chú bác, cậu và các anh chị em họ); quan hệ giữa sự gia tăng số người trong gia đình và số người trong cộng đồng; biết giữ an tồn khi ở nhà (phịng cháy khi đun nấu).

+ Trường học: Một số hoạt động chính của trường tiểu học, vai trị của giáo viên và học sinh trong các hoạt động đĩ; biết giữ an tồn khi ở trường (khơng chơi các trị chơi nguy hiểm).

+ Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống: một số cơ sở hành chính, giáo dục, văn hĩa, y tế,...; làng quê và đơ thị; giữ vệ sinh nơi cơng cộng; an tồn giao thơng (quy tắc đi xe đạp).

- Chủ đề: Tự nhiên

+ Thực vật và động vật: Đặc điểm bên ngồi của cây xanh và một số con vật (nhận biết đặc điểm chung và riêng của một số cây cối và con vật).

+ Mặt Trời và Trái Đất: Mặt Trời: nguồn sáng và nguồn nhiệt; vai trị của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất; Trái Đất trong hệ Mặt Trời; Mặt Trăng và Trái Đất. Trái Đất: hình dạng, đặc điểm bề mặt và sự chuyển động của Trái Đất; ngày đêm, năm tháng, các mùa.

1.5.3. Mục tiêu, nội dung chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 (chương trình mới) trình mới)

Mơn Tự nhiên và Xã hội gĩp phần giúp học sinh hình thành và phát triển tình yêu con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với mơi trường sống. Mơn học đồng thời gĩp phần giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực tìm tịi và khám phá các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

Thơng qua việc tìm hiểu mơi trường tự nhiên và xã hội, học sinh hình thành được tình cảm yêu quí, trân trọng gia đình, bạn bè, cộng đồng; yêu thiên nhiên và cĩ ý thức bảo vệ mơi trường tự nhiên; cĩ ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các qui tắc bảo vệ sức khoẻ và an tồn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; cĩ ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng của gia đình, xã hội; cĩ ý thức chăm sĩc, bảo vệ thực vật và động vật, giữ vệ sinh mơi trường; cĩ ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được vào cuộc sống; tham gia các cơng việc gia đình, trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, học sinh hình thành và phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội bao gồm ba năng lực thành phần sau đây:

- Nhận thức mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Nhận biết ở mức độ cơ

bản, ban đầu về một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như sức khoẻ và sự an tồn trong cuộc sống; mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên; phân biệt được sự vật và hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác dựa trên một số tiêu chí đơn giản.

- Tìm tịi, khám phá mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Quan sát và đặt

được các câu hỏi đơn giản về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh và sự thay đổi của chúng; sử dụng được những dụng cụ đơn giản để quan sát; biết đọc để tìm thơng tin, điều tra, thực hành đơn giản để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; thu thập và ghi lại được các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thực hành; từ kết quả quan sát thực hành rút ra được nhận xét về những đặc điểm bên ngồi, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội: Vận

dụng kiến thức để mơ tả, giải thích được một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; ứng xử phù hợp trong các tình huống cĩ liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

b) Nội dung chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Thời lượng thực hiện chương trình mỗi lớp là 70 tiết, dạy trong 35 tuần. Phân bổ thời lượng dành cho các chủ đề ở từng lớp như sau:

- Chủ đề Gia đình chiếm khoảng 14% thời lượng chương trình. - Chủ đề Trường học chiếm khoảng 14% thời lượng chương trình. - Chủ đề Cộng đồng địa phương chiếm khoảng 18% thời lượng chương. - Chủ đề Thực vật và động vật 18% thời lượng chương trình.

- Chủ đề Con người và sức khoẻ chiếm khoảng 21% thời lượng chương trình.

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)