Đảm bảo tính khoa học và sư phạm

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.3. Đảm bảo tính khoa học và sư phạm

Nguyên tác này chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và sau đĩ là phương pháp dạy học. Các hoạt động nhận thức được tổ chức trong bài cần phải thâu tĩm được nội dung cơ bản của bài học. Do đĩ, khi xây dựng kế hoạch dạy học GV cần cân nhắc kĩ khối lượng kiến thức, mức độ kiến thức, số lượng các hoạt động cũng như số lượng câu hỏi cho phù hợp với khả năng nhận thức và phát triển năng lực HS.

Dạy học theo quan điểm SPTT cần đảm bảo tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng. Theo Vygotsky “tri thức truyền tải phải nằm trong vùng ngưỡng phát triển trí tuệ của người học, tức là khơng quá thấp và khơng quá cao”.

Thực tiễn dạy học cũng chỉ rõ, nếu tri thức cung cấp cho HS nằm thấp hơn vùng phát triển trí tuệ thì các em sẽ khơng hào hứng đĩn nhận (tri thức đưa ra thấp hơn khả năng hiện cĩ); cịn nếu cao hơn thì các em lại khơng lĩnh hội được (tri thức vượt quá khả năng của người học). Như vậy, những tri thức đưa ra nằm trong vùng phát triển trí tuệ của HS sẽ đảm bảo tính vừa sức. Trong khi đĩ, trình độ nhận thức của người học trong một lớp là khơng đồng đều cũng như khả năng tư duy cĩ sự khác biệt. Do vậy, các nhiệm vụ học tập, các hoạt động trong các biện pháp phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và riêng đối với HS. Giáo viên cần đưa ra các bài tập, tổ chức các hoạt động học tập khác nhau. Cĩ những bài tập, hoạt động HS làm việc cá nhân nhưng cũng cĩ những bài tập, hoạt động yêu cầu hợp tác giải quyết. Mọi HS trình độ nhận thức khác nhau đều được bình đẳng tham gia vào các hoạt động học tập, đều được động viên, khen thưởng và HS chính là người bình chọn, đánh giá kết quả học tập.

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)