Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch bài học

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 64 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch bài học

Xây dựng kế hoạch bài học là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học. Khâu này địi hỏi người dạy phải chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp, cĩ như vậy quá trình dạy học mới đem lại hiệu quả cao. Vận dụng quan điểm SPTT vào xây dựng kế hoạch bài học chính là việc xác định mục tiêu, nội dung nào của bài học cĩ thể tổ chức các hình thức dạy học phù hợp, tương tác tốt nhất và việc vận dụng quy trình DHTT đạt hiệu quả cao. Tác giả luận văn đề xuất việc xây dựng kế hoạch bài học gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu về người học, chương trình mơn học

GIAI ĐOẠN 1 XÂY DỰNG KẾ

HOẠCH DẠY HỌC

Bước 1: Tìm hiểu về người học, về nội dung mơn học, bài học

Bước 2: Xác định MT, ND, PP, PT, HTTC dạy học theo SPTT

Bước 3: Thiết kế các hoạt động học tập tương tác

Bước 1: Định hướng bài học, tạo hứng thú cho học sinh

Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập tương tác cho học sinh (cá nhân, nhĩm, lớp) Bước 3: Tổ chức HS báo cáo kết quả hoạt

động học tập tương tác Bước 1: Đánh giá quá trình

Bước 2: Đánh giá tổng kết Bước 3: Đánh giá cải tiến GIAI ĐOẠN 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC TƯƠNG TÁC GIAI ĐOẠN 3 PHẢN ÁNH, ĐÁNH GIÁ

Trước khi xây dựng và thực hiện kế hoạch bài học, GV cần thơng qua việc tìm hiểu về hồn cảnh gia đình, lực học,... của HS lớp mình giảng dạy. Trên cơ sở hiểu biết về người học, GV xác định được mục tiêu từng bài học phù hợp với chương trình đề ra và phù hợp với trình độ, phong cách học của HS trong lớp, cũng như xây dựng một mơi trường học tập thuận lợi cho người học. Trong những trường hợp và điều kiện cho phép, GV nên tổ chức kiểm tra để đánh giá, xác nhận về HS trước khi lập kế hoạch bài học mới.

Tìm hiểu kỹ mục tiêu, nội dung chương trình mơn học, bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng để trên cơ sở đĩ hình thành ý tưởng tổ chức các hoạt động học tập.

Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung bài học, lựa chọn các phương pháp,

phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động học tập của HS

Trong quá trình xây dựng kế hoạch bài học, GV phải dựa vào nội dung chương trình và SGK, sách GV, trình độ của HS trong lớp, điều kiện dạy học hiện cĩ để:

- Xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt được.

- Xác định nội dung học tập và những kiến thức liên quan để tổ chức các hoạt động học tập hiệu quả.

- Xác định các phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học cĩ khả năng tổ chức các tương tác hiệu quả nhất.

- Dự kiến tiến trình dạy học, thời gian và cách thức tiếp cận nội dung dạy học.

Bước 3: Thiết kế các hoạt động học tập tương tác

Dựa trên mục tiêu, nội dung bài học, GV thiết kế các hoạt động học tập tương tác hợp lí, đa dạng các hình thức hoạt động nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh.

Trong mỗi hoạt động học tập được thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành, các bước, phương tiện học tập... nhằm tăng cường sự tương tác giữa người học, người dạy và mơi trường một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)