Tổ chức dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo quan điểm sư phạm tương

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 62 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.2. Tổ chức dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo quan điểm sư phạm tương

tương tác phải đáp ứng nhu cầu, lợi ích học tập, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh

Đặc điểm của quan điểm SPTT là tập trung chú ý đến người học “lấy người học làm trung tâm”, người dạy phải tính đến nhu cầu, nguyện vọng của người học, đến

những đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của từng HS. Việc dạy phải xuất phát từ người học, vì người học, phải đáp ứng được những yêu cầu của người học cũng như của xã hội. Tăng cường dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của HS. Dạy học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đào tạo giáo viên và việc dạy học trong các nhà trường phổ thơng. Bản chất của dạy học tích cực nằm trong khái niệm học như một quá trình tích cực và kiến tạo, thơng qua đĩ người học xây dựng mối liên hệ giữa thơng tin mới và những kiến thức kĩ năng sẵn cĩ, vận dụng khiến thức, kỹ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

2.1.2.3.Tổ chức dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo quan điểm sư phạm

tương tác phải phát huy được hiệu quả của các mối quan hệ tương tác giữa người học, người dạy và mơi trường

Dạy học theo quan điểm SPTT sẽ phát huy được hiệu quả các mối quan hệ tác động qua lại giữa người dạy, người học và mơi trường. Nhân tố mơi trường ở đây được xem xét trong trạng thái động, luơn cĩ xu hướng biến đổi và tác động từ nhiều phía đến người dạy và người học. Trong học tập tương tác người học là thành phần tham gia tích cực vào quá trình học tập. Theo K.Ventsel, điều rất quan trọng “rằng chính người học nên hỏi, giải thích và yêu cầu, trong khi giáo viên nên lắng nghe nhiều hơn …, rằng người học nên luơn là người tham gia tích cực chứ khơng phải người quan sát…”. Trong học tập tương tác, GV đĩng vai trị là người tổ chức quá trình học tập, người cố vấn, người khơng bao giờ “độc quyền hĩa” quá trình học tập. Điều cốt yếu của quá trình học tập là mối quan hệ giữa các HS, sự tương tác và hợp tác của họ. Kết quả học tập đạt được nhờ nỗ lực phối hợp của những người tham gia quá trình học tập, trong đĩ người học cùng đảm nhiệm như nhau về kết quả học tập.

Việc đổi vị trí của HS và GV khi triển khai học tập tương tác đem lại những thay đổi trong nội dung hoạt động của những người tham gia quá trình giáo dục. Tương tác giữa GV và Hs được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng. Mối quan hệ bình đẳng địi hỏi người giáo viên nên chấp nhận suy nghĩ và vị trí chủ động của HS, thừa nhận quyền tư duy độc lập của họ, khơng cố thuyết phục HS rằng chỉ cĩ ý kiến của GV là duy nhất đúng. Theo phép ẩn dụ của L.S.Vygotsky, “người giáo viên trở thành đường ray, rên đĩ các toa xe di chuyển tự do và độc lập, đường ray chỉ làm việc dẫn hướng đi chung”.

2.1.2.4.Tổ chức dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo quan điểm sư phạm

tương tác phải xây dựng được mơi trường học tập an tồn, thân thiện

Theo quan điểm SPTT, người học và người dạy khơng phải là những nhân tố trừu tượng, xung quanh họ là thế giới vật chất, xã hội và văn hĩa. Tất cả các yếu tố này, bên trong cũng như bên ngồi, tạo thành mơi trường của người dạy và người học. Tác nhân này đĩng một vai trị cĩ ý nghĩa vì nĩ ảnh hưởng tới cả việc dạy và việc học. Trong quá trình diễn ra hoạt động sư phạm, một tập hợp phức tạp các yếu tố mơi

trường ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến người học và người dạy, tác động vào tập tính bên trong hoặc bên ngồi của người học và người dạy. Mơi trường ảnh hưởng đến phương pháp học và phương pháp sư phạm. Vì vậy, trong quá trình dạy học phải tạo một mơi trường học tập an tồn, cởi mở, thân thiện để gây hứng thú học tập cho học sinh.

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)