Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học tương tác

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 65 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học tương tác

Bước 1: Định hướng bài học, tạo hứng thú cho học sinh

Mục đích là giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân cĩ liên quan đến bài học mới, kích thích sự tị mị, mong muốn tìm hiểu bài mới, rèn luyện cho học sinh năng lực cảm nhận, hình thành những biểu tượng ban đầu về các khái niệm, sự hiểu biết, khả năng biểu đạt, tính tốn, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy, xác nhận nhiệm vụ học bài mới; đồng thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh cĩ hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống cĩ liên quan đến nội dung bài học.

Bước 2: Tổ chức các hoạt động học tập tương tác cho học sinh

Mục đích của hoạt động là giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của bài học, rèn luyện cho HS năng lực nhận biết về khái niệm khoa học; HS cĩ được những kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực đáp ứng mục tiêu của bài học.

Trong bước này thường diễn ra các hoạt động tương tác sau: - Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh

- Hoạt động học tập tương tác của HS (cá nhân, nhĩm, cả lớp) - Tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm học tập

- Đánh giá sản phẩm học tập (HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, GV nhận xét, chuẩn kiến thức kĩ năng, gợi mở định hướng giải quyết vần đề tiếp theo của bài học).

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, HS phải vận dụng những hiểu hiết đã học vào giải quyết các bài tập/tình huống của bài học. HS cĩ thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc theo nhĩm để hồn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành. Đầu tiên, nên cho HS hoạt động cá nhân để các em hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, cĩ đĩng gĩp gì vào hoạt động nhĩm và hoạt động của tập thể lớp. Sau đĩ cho HS hoạt động nhĩm để trao đổi, chia sẻ kết quả mình làm được, thơng qua đĩ HS cĩ thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập của HS hiệu quả hơn.

Trong quá trình tổ chức hoạt các động học tập tương tác cho HS để đạt được mục tiêu bài học, cần phải chú ý đến sự tương tác giữa ba nhân tố (người dạy, người học, mơi trường) và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong các hoạt động học tập.

Sự tương tác giữa ba nhân tố (người dạy, người học, mơi trường)

Cơ chế của SPTT là sự tác động lẫn nhau giữa ba yếu tố: Người dạy, người học và mơi trường. Sự tương tác giữa ba nhân tố hay tương tác hai trong ba nhân tố tùy theo điều kiện và hồn cảnh khác nhau. Nhân tố mơi trường được xem xét ở trạng thái động chứ khơng phải trạng thái tĩnh. Như vậy, mơi trường luơn vận hành cùng với sự phát triển theo quy luật của quá trình dạy học, nhằm đáp ứng nhu cầu và sự địi hỏi của xã hội. Những tình huống thuận lợi cho hoạt động tương tác trong dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội lớp lớp 3 nhằm nâng cao chất lượng dạy học:

- Nội dung bài dạy cĩ liên quan đến thực tế

- Nội dung bài dạy cĩ tính mở, cĩ nhiều phương án giải quyết

- Nội dung bài dạy cĩ thể sử dụng các mơ hình trực quan, các phần mềm mơ phỏng các hiện tượng, sự vật.

Một số điểm cần chú ý trong quá trình DHTT đạt hiệu quả cần đảm bảo một số điều kiện sau đây:

- Về người dạy:

Thứ nhất: Người dạy cần nắm vững cơ sở lý luận của chiến lược DHTT.

trình dạy học: từ việc thiết kế dạy học đến việc tổ chức thực thi các bản vẽ thiết kế trong các bài học khác nhau.

Thứ hai: Người dạy cần phải cĩ được những mơ hình dạy học cụ thể để triển

khai chiến lược dạy học này một cách chính xác và hiệu quả. Các mơ hình dạy học ấy phải đủ chi tiết để họ thực hiện, phải đa dạng về kiểu loại để học chọn lựa và kết hợp trong các điều kiện dạy học thực tế, sao cho phù hợp với người học (phù hợp với phương thức học tập đa dạng của người học) và phù hợp với mơi trường dạy học (điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn học liệu, các tình huống và các mối quan hệ cụ thể...).

Thứ ba: Người dạy phải biết cách tạo tình huống DHTT, làm chủ được một số kỹ năng và KTDH tương tác. Những kĩ năng này giúp họ tổ chức, quản lí và lãnh đạo tốt HĐ học tập của người học, giúp họ xử lí tố các tình huống và mối quan hệ trên lớp học.

- Về người học:

Thứ nhất: để học tập hiệu quả, trước tiên người học phải cĩ động cơ học tập

đúng đắn, phải cĩ sự hứng thú rõ rệt với lợi ích cuả tri thức cần thu lượm. Người học phải tin vào khả năng và phương pháp học tập của mình.

Thứ hai: người học phải biết cách, hay nĩi khác đi, họ cần cĩ những kĩ năng

và chiến lược học tập hợp lí. Người học phải cĩ kĩ năng để tham gia các tương tác sư phạm bằng tất cả các khả năng, tất cả các tri thức đã thu lượm được cũng như tất cả các kinh nghiệm sống của mình để chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển năng lực cần thiết.

Thứ ba: người học cần cĩ ý thức trách nhiệm suốt trong quá trình học, tự giác,

tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập cá nhân và hoạt động học tập hợp tác nhĩm.

- Về mơi trường:

Để quá trình DHTT thành cơng thì mơi trường dạy học phải đảm bảo yêu cầu sau:

Thứ nhất: phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất như: phịng

học, ánh sáng, âm thanh, phương tiện dạy học, hệ thống cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, thư viện ... phục vụ cho dạy học hiệu quả.

Thứ hai: người học và người dạy phải cĩ ý thức về ảnh hưởng của mơi trường

trong quá trình dạy và học. Theo quan điểm sư phạm tương tác, mơi trường can thiệp vào tất cả các hoạt động dạy và học. Mối quan hệ giữa các chủ thể của quá trình dạy học phải cởi mở, thân thiện, chan hịa; thái độ khoan dung, độ lượng, nâng đỡ của người dạy đối với người học và giữa người học với nhau.

Thứ ba: sự thích nghi với mơi trường cĩ thể làm tăng cường hay biến đổi ảnh

 Kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác giữa các thành viên trong lớp, huy động kinh nghiệm của HS trong quá trình tiếp thu lĩnh hội tri thức.

Muốn nâng cao hiệu quả học tập và tạo hứng thú cho HS trong quá trình giảng dạy, địi hỏi người GV phải chuẩn bị: kế hoạch dạy học, hệ thống câu hỏi và thâm nhập giáo án một cách kĩ càng. Khi đứng lớp phải bình tĩnh, tự tin, tác phong nhanh nhẹn, ngơn ngữ truyền đạt rõ ràng để làm sao HS hiểu nội dung bài học một cách dễ dàng.

GV sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học, các phương tiện dạy học đa dạng, tạo điều kiện để HS tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức; bên cạnh đĩ GV nên dành nhiều thời gian cho HS thực hành nhằm phát huy ĩc tưởng tượng, tư duy sáng tạo của các em. Để gây được hứng thú học tập cho HS, cần phải tạo được động cơ học tập, nhất là động lực bên trong của mỗi HS. Tạo hứng thú học tập cho HS cĩ thể thực hiện như:

- Tạo hứng thú bên trong: Tạo hứng thú bên trong thường được xuất phát từ

tình huống gợi vấn đề, kích thích vào nhu cầu nhận thức của người học và xuất phát từ nội bộ mơn học. Khi GV tạo ra tình huống gợi vấn đề, tức là đã tạo ra mâu thuẫn trong quá trình nhận thức của HS giữa kiến thức mới và kiến thức đã biết. Ngồi ra, để tạo hứng thú bên trong người học, GV phải giúp HS cĩ được sự tự tin vào khả năng sẽ vượt qua được những khĩ khăn, tin tưởng vào sức mình, vào niềm vui của sự thành cơng.

- Tạo hứng thú bên ngồi: Việc tổ chức cĩ ý nghĩa những hình thức học tập,

các HĐ ngồi giờ bằng nhiều hình thức, việc kết hợp sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học, … sẽ tạo hứng thú bên ngồi đối với HS trong quá trình học. Do đĩ, việc tạo tâm lý hứng thú bên ngồi sẽ gĩp phần tạo mơi trường thuận lợi cho các HĐ học tập của HS.

- Tạo thử thách: Một trong những yếu tố cá nhân gây được hứng thú, ảnh

hưởng đến động cơ học tập là sự thử thách. Người học được thử thách khi họ nhắm đến các mục tiêu cĩ ý nghĩa, sao cho việc đạt mục tiêu này là chưa chắc chắn, nhưng họ cĩ niềm tin rằng họ đạt được những tiến bộ cĩ thể chấp nhận được. Cĩ 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự thử thách là: Mục tiêu cần đạt, mức độ chắc chắn cĩ thể đạt được, sự phản hồi về kết quả cố gắng, lịng tự trọng của người học.

- Tạo sự hợp tác: Sự hợp tác cũng làm tăng mối tương tác giữa HS với nhau

trong học tập. HS sẽ tìm thấy sự thích thú trong khi làm việc nhằm vào mục tiêu của nhĩm.

Cĩ nhiều cách để kích thích sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp và huy động kinh nghiệm cũng như vốn hiểu biết của HS. GV tổ chức các hoạt động học tập của HS qua các hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học một cách đa dạng (phương pháp học tập hợp tác theo nhĩm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dự án…), địi hỏi HS phải cĩ sự hợp tác, phát huy tính chủ động, sáng tạo

trong hoạt động nhĩm (sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật nhĩm mảnh ghép, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật XVZ…) để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả.

Bước 3: Tổ chức HS báo cáo kết quả hoạt động học tập tương tác

Kết thúc hoạt động học tập theo nhĩm, GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm học tập và trao đổi, đĩng gĩp ý kiến với nhau, GV cĩ thể hướng dẫn HS bổ sung, chỉnh sửa hồn thiện sản phẩm học tập. Thơng qua đĩ HS được củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức, kĩ năng trước đĩ của bản thân. Đồng thời, GV khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sáng tạo và mở rộng kiến thức, vận dụng những điều đa học được để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống; gĩp phần hình thành năng lực học tập và hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu TÔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO QUAN ĐIỀM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)