Chúng sanh và sanh thú – Sư Giác Nguyên dịch

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 28 - 29)

Có năm trình tự (kama) là:

a- Trình tự diễn tiến (pavattikkama). b- Trình tự từ bỏ (pahānakkama).

c- Trình tự thực hành (paṭipattikkama). d- Trình tự lãnh vực (bhūmikkama). e- Trình tự thuyết giảng (desanākkama). - Trình tự diễn tiến.

Đó là sự liên tục khởi lên, làm tăng trưởng điều đang có, như Pāli có ghi: "Paṭhamaṃ kalalaṃ hoti, kalalā hoti abbudaṃ...".

Chúng sanh sinh ra từ bụng mẹ, giai đoạn đầu tiên là kalala (chất như dầu mè, rất vi tế. Được mô tả như giọt dầu dính lông con thú, rồi rảy đi 7 lần chỉ còn chút ít dính đầu lông, gọi là kalala).

- Bảy ngày kế tiếp, chất kalala phát triển thành abbuda (giống như nước máu dợt dợt).

- Bảy ngày kế tiếp, chất abbuda phát triển thành pesi (giống như thịt nhuyễn rất mềm mại).

- Bảy ngày kế tiếp, chất pesi phát triển thành ghana (như miếng thịt mềm lớn bằng hột gà).

- Bảy ngày kế tiếp, chất ghana chia thành 5 nhánh để sau này phát triển thành đấu, hai tay, hai chân.

Gọi là pañcasākhā (năm giai đoạn phát triển theo tuần tự). Đây là ví dụ về trình tự diễn tiến hay trình tự phát triển. - Trình tự từ bỏ.

Như kinh điển có ghi: "Dassanena pahātabbā dhammā. Bhāvanāya pahātabbā dhammā" 21.

"Có những pháp buông bỏ do thấy. Có những pháp buông bỏ do tu tập."

Tức là "trừ diệt các ô nhiểm" theo tuần tự do chứng đắc Đạo, "buông bỏ tà kiến, hoài nghi do đạo Dự lưu, buông bỏ sân và tham dục do đạo Bất lai, buông bỏ tất cả mọi ô nhiễm do Đạo A-la-hán." Đây là ví dụ về "trình tự buông bỏ".

- Trình tự thực hành.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)