Đại nguyện (abhinihāra).

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 42 - 45)

- Trên nền tảng xuất gia, giới được trong sạch tinh nghiêm hơn.

A-Đại nguyện (abhinihāra).

Chữ abhi là cao tột, nihāra = ni (không) + căn har (mang đi, dời đổi). Nihāra là không dời đổi.

Thông thường những ước muốn có thể "nay thế này, mai thế khác", riêng ước muốn giải thoát khỏi già bịnh chết không hề thay đổi trong tâm vị Bồ tát cho dù là Bồ tát Thinh văn.

Cao tột nhất là trí Chánh đẳng giác, nên chữ abhi trong lãnh vực này thường ám chỉ quả vị Chánh đẳng giác.

Những ước muốn thụ hưởng dục lạc thế gian không gọi là abhi (cao tột), chỉ có ước muốn giải thoát khỏi sinh tử là ước muốn cao tột (abhi).

Trong các hạnh nguyện: Thánh A-la-hán, Bích chi Phật (pacceka buddha) và Chánh đẳng giác.

41 JA, 516.

Hạnh nguyện thành tựu A-la-hán là thấp nhất, không thể thay đổi để lui xuống thấp hơn nữa (vì nếu thay đổi sẽ không thể giải thoát sanh tử luân hồi).

Riêng hai hạnh nguyện Độc Giác và Chánh đẳng giác có thể thay đổi thành hạnh nguyện A-la-hán.

Nhưng hạnh nguyện này sẽ không thay đổi (cả ba bậc) khi có vị Chánh đẳng giác thọ ký (ghi nhận).

Trong bản sớ giải kệ ngôn Trưởng lão Tăng (Theragāthā-atthakathā) hay kệ ngôn Trưởng lão Ni (Therigāthā- atthakathā) chúng ta thường thấy các vị Thánh A-la-hán có địa vị tối thắng trong tỳ khưu hay trong tỳ khưu ni thường được Đức Phật Padumuttara (Liên hoa Phật) thọ ký cách hiền kiếp này 100 ngàn kiếp trái đất về trước.

Theo Chánh giác tông, tính từ trái đất này trở về trước bốn A-tăng-kỳ (asaṅkheyya), Bồ tát Sumedha được Đức Phật Dīpaṅkara (Nhiên đăng) thọ ký, và nay trở thành Đức Phật Gotama.

Trong chuỗi dài luân hồi trước đó (trước khi được thọ ký), vị Bồ tát cần nổ lực hoàn thiện 8 yếu tố, do có 8 yếu tố này Đức Chánh Đẳng giác mới thọ ký cho vị Bồ tát "sẽ trở thành vị Chánh đẳng giác trong tương lai" như Bồ tát Sumedha được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký chẳng hạn..

Tám yếu tố (samodhāna dhamma) để được Đức Chánh giác thọ ký là Bậc Chánh giác trong tương lai.

1- Manussattam: Phải là người (không phải là chư thiên hay thú). 2- Liṅga sampatti: Phải là nam nhân.

3- Hetu: Có duyên lành chứng quả A-la-hán ngay trong kiếp đó. 4- Satthāra dassanaṃ: gặp được Đức Chánh giác.

5- Pabbajjā: Phải là bậc xuất gia.

6- Guṇa sampatti: Thành tựu những ân đức, là có năm thắng trí và tám thiền chứng.

7- Adhikāra: Tạo phước báu cao thượng cúng dường đến Đức Chánh Giác.

Khi nổ lực hoàn thiện 8 yếu tố ấy, các ý nghĩ sau đây xuất hiện trong tâm của các vị Bồ tát Chánh giác, như sau: (các ý nghĩ này không do ai chỉ dạy hay gợi ý cả)

- Ta phải tự nỗ lực để thoát ra luân hồi.

- Khi thoát ra luân hồi, ta sẽ tế độ tất cả chúng sanh cũng thoát khỏi luân hồi.

- Khi đạt được tâm nhu nhuyến, thiện xảo, thành tựu các pháp, ta sẽ dạy cho chúng sanh khác cũng đạt được tâm nhu nhuyến, thiện xảo, thành tựu các pháp.

- Khi đạt được cứu cánh tối thắng Niết bàn, ta sẽ chỉ dạy cho các chúng sanh khác cũng chứng đạt được Níp-bàn.

- Khi dập tắt được ba ngọn lửa luân hồi là "nghiệp luân hồi (kammavaṭṭa), quả luân hồi (phalavaṭṭa) và phiền não luân hồi (kilesavaṭṭa), ta sẽ chỉ dạy chúng sanh khác dập tắt ba ngọn lửa ấy.

- Khi tự nỗ lực diệt trừ mọi ô nhiễm, làm cho thân tâm trở nên trong sạch, ta sẽ chỉ dạy chúng sanh khác thanh tịnh hóa thân tâm như ta. - Khi chứng ngộ về các sự thật (Tứ diệu đế) bằng tuệ, ta sẽ dạy cho những chúng sanh khác chứng ngộ các sự thật này với trí tuệ.

Tóm lại, ta sẽ tự phấn đấu thành Phật và tế độ đến tất cả chúng sanh. Ước muốn thành tựu giải thoát sinh tử luân hồi với quả vị Chánh đẳng giác tăng trưởng không ngừng trong tâm vị Bồ tát, ước muốn ấy là pháp dục (dhammacchanda) có trong tâm đại thiện (mahākusalla citta) cùng với các tâm sở đồng sanh khác.

Tâm thiện và các tâm sở thiện tăng trưởng với ước nguyện trở thành vị Chánh đẳng giác, được xem là đại thiện Abhinihāra, là nền tảng cho tất cả mười Ba-la-mật.

Thật vậy, nhờ vào "ước nguyện giải thoát được tăng trưởng" mà các vị Bồ tát được thọ ký, riêng Bồ tát Chánh đẳng giác sau khi được thọ ký, "ước nguyện" này liên tục xuất hiện liên tục qua "trí quán xét" về các Ba- la-mật, qua "quyết định" tu tập các Ba-la-mật và các pháp hành cần thiết để thành tựu mục tiêu cao nhất.

Đại nguyện này có:

- Trạng thái: Tâm hướng về quả vị Chánh đẳng giác.

- Thành tựu: là nền tảng cần thiết để đạt đến giác ngộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhân cần thiết : có tâm đại bi (mahākaruṇā) và trí thiện xảo trong phương tiện Cảnh (ārammaṇa) của tâm đại nguyện (abhinihāra citta) là "năng lực phi thường của các vị Phật Chánh Đẳng giác" hay "lợi ích của tất cả chúng sanh".

Vì vậy, hạnh nguyện (dhammacchanda) được xem là nền tảng cơ bản trong pháp Ba-la-mật, nhất là đại hạnh nguyện của Bồ tát Chánh đẳng giác được tán dương nhất và có năng lực không gì so sánh được.

Ngay khi đại hạnh nguyện này tăng trưởng, Bồ tát sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực hành pháp Ba-la-mật với mục đích thành tựu Chánh đẳng Giác.

Ngay khi đại nguyện này tăng trưởng, Bồ tát quyết định "phải thành Phật Chánh giác". Khi quyết định càng vững mạnh thì đại hạnh nguyện (mahā-abhihāra) càng tăng trưởng.

Và cũng do có "hạnh nguyện tăng trưởng" vị ấy được gọi là Bồ tát, một người không thể được gọi là Bồ Tát nếu chưa làm "tăng trưởng hạnh nguyện".

Sau thời điểm được thọ ký, Bồ tát Chánh giác sẵn sàng vượt qua mọi chướng ngại để thành tựu bậc Chánh đẳng giác, từ năng lực tu tập đến thực hành Ba-la-mật đều trở thành "đặc hạnh (abhicariya)".

Do có đại hạnh nguyện nên đại ẩn sĩ Sumedha đã tự mình tìm ra tất cả pháp Ba-la-mật một cách hợp lý qua tuệ phân tích Ba-la-mật (pāramī pavicaya ñāṇa) của phàm nhân.

Và trí này được xem như trí sáng tạo (sayambhū ñāṇa), điềm báo trước Ngài sẽ trở thành bậc Chánh đẳng giác.

Khi suy gẫm và tìm hiểu rõ ràng về các pháp Ba-la-mật một cách đúng đắn, Bồ tát đã thực hành các Ba-la-mật trong khoảng thời gian bốn A- tăng-kỳ (asaṅkheyya) và 100 ngàn kiếp trái đất.

Đại hạnh nguyện này phát sanh do có: - Bốn duyên (paccaya).

- Bốn nhân (hetu) và

- Bốn năng lực lớn (mahābala).

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 42 - 45)