Về tâm từ Ba-la-mật.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 74 - 75)

D. Mười sáu khuynh hướng tâm (ajjhāsaya)

9. Về tâm từ Ba-la-mật.

Người tuy có tài sản nhưng không có tâm từ, sẽ dễ dàng rơi vào bỏn xẻn. Và như thế tài sản ấy sẽ không thể hưng vượng trong tương lai.

Mong chúng sanh hưởng hạnh phúc Níp-bàn, vị Bồ tát phải phát triển tâm từ như thế nào? Phải phát triển tâm từ rộng lớn vô bờ bến đối với tất

cả chúng sanh. Bồ tát suy nghĩ như sau:

- Sau khi chứng đạt quả Vô thượng Chánh giác, ta sẽ tế độ chúng sanh đạt được hạnh phúc Siêu thế Níp-bàn. Chưa thành tựu được hạnh phúc Siêu thế, ngay bây giờ ta hãy mong cho chúng sanh có được hạnh phúc thế gian.

- Nếu trong tâm ý không có tâm từ, làm thế nào ta có thể thực hiện những hành động qua thân - ngữ để giúp đỡ chúng sanh đạt được lợi ích?.

- Người thừa tự pháp của ta sau này, phải là những người được ta nuôi dưỡng trong tâm từ.

- Không có những chúng sanh này, ta không thể có những điều kiện cần thiết để tu tập các Ba-la-mật. Vậy ta nên có từ tâm đến những chúng sanh ấy.

- Chúng sanh này đã tạo điều kiện giúp ta thực hiện và tu tập các pháp để trở thành bậc Chánh giác. Họ như cánh đồng phì nhiêu để gieo những hạt giống thiện, nơi tốt nhất để thực hiện các hành động thiện, như vậy họ nơi duy nhất được thương yêu gìn giữ.

Theo nghĩa này, nên vị Bồ tát đặc biệt tu tập tâm từ hướng về tất cả chúng sanh.

Các đặc tính của tâm từ cũng có thể được quán xét như sau:

- Tình thương là bước ban đầu dẫn đến tâm đại bi (mahā karuṇā) của vị Chánh giác sau này.

- Bồ tát là vị hoan hỷ trong việc đem đến lợi ích và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh không có sự phân biệt, đó là tâm từ (metta).

- Mong muốn loại bỏ sự đau khổ và bất hạnh của chúng sanh, đó là tâm bi (karuna).

Do vậy, tâm từ tạo nền tảng cho tâm bi, tâm từ bi có thể được phát triển khắp mọi nơi, mọi hướng, đến với tất cả chúng sanh.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)