Về trí tuệ Ba-la-mật.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 66 - 68)

D. Mười sáu khuynh hướng tâm (ajjhāsaya)

4. Về trí tuệ Ba-la-mật.

"Không có tuệ thì các Ba-la-mật như bố thí... không thể trở nên trong sạch và tác ý bố thí, tác ý giữ giới... không thể thực hiện được các chức năng tương ứng".

Nếu không có sự sống thì các cơ quan trong thân thể như mắt, tai… mất đi dấu hiệu hoạt động, đồng thời không thể thực hiện chức năng tương ứng như thấy, nghe, ngửi.. một cách hoàn hảo.

Cũng vậy, sự chân thật, tinh tấn... không thể làm được nhiệm vụ tương ứng một cách có hiệu quả khi không có trí.

Do đó, tuệ là một trong ba điểm chính yếu 53 để tu tập các Ba-la-mật.

Tuệ giúp tu tập các Ba-la-mậtkhác như thế nào?

- Đối với bố thí.

Bồ tát luôn thấy rõ lợi ích của bố thí, ví như người luôn mở mắt thấy rõ ràng cảnh vật chung quanh. Cũng vậy, vị Bồ tát biết rõ mọi việc diễn tiến của bố thí nhờ vào trí tuệ.

53 Hai điểm còn lại là: xuất ly (nekkhamma) và quyết định (ādhiṭṭhāna). Ba điểm này hình thành bộ khung Ba-la-mật, nói cách khác, pháp thiện nào thiếu một trong ba pháp này, không gọi là Ba-la-mật. Ba-la-mật, nói cách khác, pháp thiện nào thiếu một trong ba pháp này, không gọi là Ba-la-mật.

Nhưng Ngài chọn lợi ích cao nhất với tâm vị tha cao độ, thậm chí khi từ bỏ chân tay và cơ thể, các vị Bồ tát không tự ca tụng mình hay gièm pha người khác.

Các vị Bồ tát không hề lầm lẫn và luôn hoan hỷ trước, trong và sau khi thực hiện bố thí.

Chỉ khi có tuệ thì người đó mới có trí thiện xảo (upāya kosalla ñāṇa) trong lợi ích của tha nhân.

Nói cách khác: trí được tăng trưởng trở thành trí thiện xảo, nhờ có trí thiện xảo trong lợi ích của người khác, bấy giờ các pháp như bố thí, trì giới, xuất gia…mới trở thành Ba-la-mật.

Không có trí, người đó bố thí, trì giới.. chỉ vì lợi ích của chính mình, ví như người tìm lợi nhuận cho chính mình từ một việc đầu tư nào đó. - Đối với trì giới.

Giới mà không có trí sẽ bị tham - sân chi phối, như một người thích thú cảnh giới an lạc ở cõi trời nên giữ giới, hay vì bị chỉ trích nên giận lẩy "gìn giữ giới"… những giới như thế không thể trong sạch, không là nền tảng để thành tựu Chánh đẳng giác hay Đạo quả, Níp-bàn.

- Đối với xuất gia.

Chỉ người có trí mới thấy rõ được những tội lỗi trong đời sống gia đình và những lợi ích của đời sống ẩn dật.

- Thấy rõ những tội lỗi trong tham dục và những lợi ích thành tựu thiền tịnh (jhāna).

- Thấy rõ những tội lỗi trong vòng luân hồi và những lợi ích của Níp-bàn. Nhờ trí tuệ thấy rõ được như vậy, Bồ tát xuất gia sống đời sống không gia đình, phát triển thiền định và chứng đạt Niết bàn. Khi ấy, Bồ tát có thể giúp người khác xuất gia, chứng thiền hay đạt được thắng trí.

- Đối với tinh tấn.

Tinh tấn không có trí dễ rơi vào tà tinh tấn, nó không giúp đạt được mục đích tốt đẹp mong muốn, trái lại còn đưa đến những hậu quả tệ hại. Như trong Trung bộ kinh có đề cập đến:

1- Puṇṇa Koliyaputta người thực hành hạnh con bò (govatika: sau khi chấp nhận tu hạnh con bò (go-vata), y cắm trên đầu một cái sừng và cột

sau lưng cái đuôi, nó đi ăn cỏ chung với những con bò khác và sinh hoạt y như loài bò – MA.iii, 100).

2- Lõa thể Seniya người thực hành hạnh con chó (kukkuravatiko: Sau khi chấp nhận thực hành hạnh con chó, y làm tất cả những gì con chó làm).

Hai người đi đến Đức Thế Tôn, người này hỏi Đức thế Tôn về sinh thú của người kia, Đức thế Tôn từ chối trả lời nhưng cả hai khẩn thiết van nài.

Đức Thế Tôn dạy rằng: "Ở đây này Puṇṇa, người nào hành trì hạnh con

chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì theo cách sinh hoạt con chó một cách hoàn toàn viên mãn… sau khi thân hoại mệnh chung sẽ sanh thân hữu (upapajjati) cùng với các loài chó. Nếu nó có tà kiến như sau: "Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay phạm hạnh này (brahmacariya: phạm hạnh, MA.iii, 100 có giải thích: "nó cho rằng "đời sống như vậy là cao thượng"), ta sẽ sanh thành chư Thiên hay chư Thiên khác. Này Puṇṇa, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sinh thú như sau : Địa ngục hay bàng sanh…"54

Tương tự như thế đối với người hành theo hạnh con bò. Xem ra không tinh tấn còn tốt hơn là tà tinh tấn như thế.

Nhờ có trí trí tuệ nên tinh tấn trở thành chánh tinh tấn để đạt đến những cảnh cần thiết như cảnh thiền tướng, tiến gần đến Níp-bàn cảnh.

- Đối với nhẫn nại.

Chỉ người có trí mới có thể chịu đựng những điều sai trái do người khác tạo ra.

Người không có trí, trước những hành động xúc phạm đến mình, sẽ bị kích động tâm.Kẻ ấy sẽ có trạng thái không trong sạch như sân hận, thù oán ...

Trái lại, đối với người có trí những hành động khiêu khích này, sẽ giúp đỡ vị ấy có cơ hội thực hành và làm tăng trưởng pháp nhẫn nại.

- Đối với sự thật (sacca).

Chỉ người có trí mới thấu hiểu được ba sự thật: sự thật của xa lánh (virati sacca), lời chân thật (vacī sacca), trí như thật (ñāṇa sacca: trí thấy được nhân quả).

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)