M.i, Sư tử hống đại kinh (Mahāsīhanādasutta) 89 A.i, 205.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 96 - 97)

I- Ba hạng Bồ tát

88 M.i, Sư tử hống đại kinh (Mahāsīhanādasutta) 89 A.i, 205.

Vị Bồ tát tấn hạnh mạnh về tinh tấn nhưng trí tuệ yếu. Đạt được quả Chánh đẳng giác phải nhờ vào trí tuệ mạnh, với trí tuệ yếu khả năng thành tựu Phật vị rất chậm.

Lại nữa, "Nương theo tinh tấn, có thể sanh khởi phóng dật" hay "tinh tấn

mà không có trí, có thể sanh khởi ác bất thiện pháp". Như người thợ săn,

tinh cần trong nghệ thuật săn bắn… Đức Phật có dạy:

"Ta không thấy một pháp nào khác, này các tỳ khưu đưa đến bất lợi lớn như là phóng dật. Phóng dật, này các tỳ khưu đưa đến bất lợi lớn"90

Theo Luận A-tỳ-đàm, tâm sở Phóng dật có mặt trong tất cả tâm bất thiện. Như thế, xét về mãnh lực nương sanh thì phóng dật gây tác hại nhiều nhất.

Lại nữa, theo luận A tỳ đàm (Abhidhamma piṭaka): Tấn (viriya) là một tâm sở (cetasika) có thể hiện khởi trong tất cả tâm thiện lẫn tâm bất thiện (trừ tâm si hợp hoài nghi), tâm sở Tín (saddhā cetasika) chỉ có trong tâm thiện có trí lẫn tâm không có trí, tâm sở Trí (pañña cetasika) chỉ có trong tâm sở có trí (ở đây chỉ nói về khía cạnh thiện và bất thiện). Điều này cho thấy: Khi có trí thì có cả tín lẫn tinh tấn, khi có tín thì có cả tinh tấn nhưng có thể không có trí, khi có tinh tấn có thể không có cả tín lẫn trí.

Do đó, thời gian tu tập của ba bậc Bồ tát nhanh chậm khác nhau.

Các vị thầy Cổ sơ (apare) cho rằng sự khác nhau giữa ba khoảng thời gian nằm ở ba mức độ trí tuệ: mạnh, trung bình và yếu.

Một số vị Giáo thọ sư cho rằng: " Thời gian nhanh - chậm, là do nương vào tinh tấn mạnh, trung bình hay yếu". Các vị ấy dẫn chứng lời di huấn tối hậu của Đức Thế Tôn:

"Vayadhammā saṃkhārā appamādena sampādethāti;

Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn chớ có khinh suất".91

Thật ra, lời dạy này của Đức Thế Tôn ám chỉ đến hạng người Ứng dẫn (neyya), là người cần phải nỗ lực thực hành pháp theo trình tự. Đồng thời, sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt tuổi thọ chúng sanh giảm do ác pháp tăng, thiện pháp giảm, hai hạng người Khai thị tri và Quãng diễn tri khó tìm, phần đông là hạng người Neyya, nên lời dạy này nhằm mục đích

90 A.i, 15.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)