D.iii, kinh Đại viên tịch (Mahāparinibbāna sutta).

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 97 - 102)

I- Ba hạng Bồ tát

91 D.iii, kinh Đại viên tịch (Mahāparinibbāna sutta).

khích lệ tinh tấn cho hành giả nói chung và hạng người Ứng dẫn nói riêng.

Một số vị thầy khác cho rằng: "Do sự sai biệt thuần thục các pháp Ba-la- mật, nên thời gian hành pháp Ba-la-mật nhanh - chậm khác nhau". Tức là, vị Bồ tát Chánh giác nào thuần thục pháp Ba-la-mật trước khi được thọ ký, thì thời gian hành pháp dộ sau khi được thọ ký nhanh.

Nếu thuần thục trung bình thì giác ngộ chậm. Nếu thuần thục kém thì giác ngộ càng chậm.

Xét ra, sự thuần thục làm các pháp Ba-la-mật tăng trưởng nhờ vào trí quán xét (paccavekkhana ñāṇa) (như đã giải ở trên). Đồng thời khi được thọ ký, vị Bồ tát phải có đủ tám yếu tố cần thiết, như vậy Ba-la-mật của các Ngài trước khi được thọ ký cũng thuần thục rồi. Ví như khi thi đậu Đại học xem như đã tốt đẹp rồi, phần tiến triển về sau là do năng lực học tập của người đó.

Như vậy, trong ba quan điểm, quan điểm đầu tiên là thích hợp nhất. Tuy nhiên cả ba hạng Bồ tát đều đặt nền tảng hành pháp độ trên: Tinh tấn, Đức tin và Trí tuệ.

Nên hiểu rằng: hạnh (cariya) là khuynh hướng của vị ấy còn phương pháp thực hành là dựa trên nền tảng tinh tấn, đức tin và trí tuệ.

Như có người thiên về đức tin, khi nghe "đây là lời Phật dạy" vội thực hành theo mà không suy xét đúng- sai, thật - giả, trái lại người thiên về trí sẽ suy nghiệm kỹ, sau đó khi tin là đúng rồi mới thực hành, có người không hẳn tin cũng không suy xét, ra công thực hành rồi mới xác định đúng hay sai, đáng tin hay không đáng tin.

Tuy các vị Bồ tát, khi hành pháp độ đều đặt trên nền tảng: Tấn, tín, trí, nhưng với khuynh hướng về trí sẽ giúp vị Bồ tát này nhanh chóng thành tựu hơn, đó cũng là điều hiển nhiên.

Vì thế, các Ngài dạy rằng: "Bồ tát tuệ hạnh nhanh chóng đắc quả và thời gian hành pháp độ ngắn nhất. Kế đến là Bồ tát tín hạnh, sau cùng là Bồ tát tấn hạnh".

b- Có thể thành tựu quả Vô thượng Chánh giác sớm hơn không?.

Có năm định luật (niyāma):

- Định luật về thời tiết (utuniyāma). - Định luật về hạt giống (bījaniyāma). - Định luật về nghiệp (kammaniyāma).

- Định luật về tâm (cittaniyāma)

- Định luật về pháp (dhammaniyāma).

(Luận A-tỳ-đàm có nêu thêm định luật thứ sáu là: định luật về tái sinh (paṭisandhiniyāma)).

Những loại cây trên đồng ruộng chỉ nở hoa, kết trái vào thời kỳ nhất định sau thời gian gieo trồng, cho dù với nỗ lực vun bón phân, nước cao nhất, nhưng chưa đủ thời gian cũng không thể cho hoa trái. Cũng vậy, tất cả các hạng Bồ Tát không thể nào thành tựu quả Chánh giác trước khi thời gian đã định, cho dù các vị ấy có nỗ lực cao độ để tu tập các Ba-la- mật, nhưng việc làm thường xuyên (carita - hạnh), không phải chỉ trong thời gian ngắn và các yếu tố về tuệ giác của Đức Chánh giác chẳng phải chỉ một số vấn đề, tuệ giác của Đức Chánh giác là "biết tất cả các pháp". Ngày nay với kỹ thuật khoa học, người ta có thể lai tạo các hạt giống, "thay đổi thành phần cấu tạo của hạt giống", nhưng hạt giống mới vẫn phải có thời gian quy định tối thiểu để cho hoa, quả.

Riêng về định luật về Pháp thì hoàn toàn không thể thay đổi, người ta không thể biến bản chất pháp thiện trở thành pháp bất thiện hay ngược lại, chỉ có thể thay thế pháp bất thiện bằng pháp thiện, gọi là "tạm thời giải thoát (tadaṅga vimutti)".

Các Ba-la-mật là định luật về pháp và muốn hoàn tất định luật pháp phải phụ thuộc vào thời gian cùng sự vận hành của pháp".

Lại nữa, cho dù là Bồ tát tuệ hạnh, mãnh lực tinh tấn của Ngài cũng cao độ.

Bài kinh Đại sư tử hống trong Trung bộ kinh I, đã nói lên mãnh lực tinh tấn của Bồ tát, đến nổi Tôn giả Nagasamala khi nghe Đức Phật thuật lại cho Tôn giả Sāriputta biết về sự tinh tấn của Ngài khi còn là Bồ tát, Tôn giả Nagasamana đã "lông tóc dựng ngược".

Tinh tấn gần như ngang nhau, nhưng vị có trí tuệ mạnh sẽ nhanh chóng hoàn thiện các pháp Ba-la-mật, vị có trí trung bình thì chậm hơn và vị có trí yếu thì càng chậm, đó cũng là điều hợp lý.

Trong ba hạng Bồ tát ấy lại được phân thành: Xác định Bồ tát (niyata bodhisatta) và Bất định Bồ tát (aniyata bodhisatta).

Xác định Bồ tát.

Là chỉ cho những vị được sự ghi nhận (thọ ký) từ Đức Phật Chánh đẳng giác, chắc chắn vị này sẽ thành đạt ước nguyện, như: Trưởng lão

Sāriputta, Trưởng lão Moggallāna được Đức Phật Anomadassī thọ ký cách đây 1 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Ngoài sự chứng đạt quả vô sinh bất tử, hai Ngài còn đạt đến địa vị tối thắng "Thượng thủ Thinh văn (aggasāvaka)" của Đức Phật.

Hoặc như Trưởng lão Mahā Kassapa (Maha Cadiếp) , Trưởng lão Upāli … có tâm nguyện giải thoát sinh tử luân hồi, đồng thời đạt địa vị đặc biệt trong hàng Thánh Thinh văn đại đệ tử Phật. Trưởng lão Mahā Kassapa là đệ nhất về trì hạnh Đầuđà (Dhutaṅga), Trưởng lão Upāli tối thắng về hạnh thông Luật92

Những vị Bồ tát này (đại đệ tử) được Đức Phật Padumuttara (Phật Liên Hoa) thọ ký cách đây 100 ngàn kiếp trái đất (kappa)…

Xác định Bồ tát là những vị không còn thay đổi nguyện vọng

(adhiṭṭhāna) của mình nữa.

Bất định Bồ tát.

Là chỉ cho những vị Bồ tát chưa được Đức Phật Chánh đẳng giác thọ ký, những vị này có thể thay đổi nguyện vọng của mình trong tương lai. Như Trưởng lão Mahā Kassapa trong quá khứ cũng từng phát nguyện thành bậc Chánh đẳng giác (tức là Bồ tát Chánh đẳng giác), nhưng về sau lại chuyển thành Thánh Thinh văn đệ nhất hạnh Đầu đà (dhutaṅga cariya).

Hoặc một số Phật tử hiện nay, có người có nguyện vọng thành bậc A-la- hán đệ nhất thuyết pháp (như Trưởng lão Punna Mantāniputta – kinh Trạm xe trong Trung bộ), hay nữ Thánh đệ nhất về trí tuệ (như bà Thánh nữ Khemā) hoặc thành đạt A-la-hán Tuệ phân tích, A-la-hán lục thông … Nhưng về sau chỉ còn mong mõi đắc được Alanhán Lạc quán (sukhavipassanā arahanta) là mãn nguyện rồi. Đây gọi là bất định Bồ tát. ---o0o--- BỒ TÁT HẠNH. (Bodhisattacariya) (tiếp theo) II- Xác định Bồ tát 92 A.i, 21.

Nếu là vị Thánh Thinh văn (Arahanta) tối thắng một hạnh nào đó như: Ngài Subhūti đệ nhất về hạnh tâm từ, Ngài Rāhula đệ nhất hạnh hiếu học, Thánh nữ A-la-hán Dhammadinnā đệ nhất thuyết pháp trong hàng nữ Thinh văn .… vị Bồ tát sau khi được Đức Chánh giác ghi nhận, phải hành tròn đủ 10 pháp độ (pāramī) với thời gian là 100 ngàn kappa (kiếp trái đất).

Nếu là Bồ tát Độc giác, sau khi được thọ ký vị ấy phải hành tròn đủ 20 pháp Ba-la-mật với thời gian là 2 A-tăng-kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất. Nếu là Bồ tát Chánh giác, từ khi được thọ ký, vị Bồ tát này phải hành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật với thời gian nhanh nhất là 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn kappa.

Sự thọ ký đối với:

1- Bồ tát Chánh đẳng giác

Vị Bồ tát có ước nguyện thành bậc Chánh đẳng giác trong tương lai, phải hội đủ tám điều mới được Đức Phật Chánh đẳng giác thọ ký.

Tám pháp ấy của vị Bồ tát Chánh giác là:

a- Manussataṃ: phải là người, không phải là chư Thiên hay thú. b- Liṅga sampatti: phải là nam nhân.

c- Hetu (nhân): phải có duyên lành chứng đắc quả vị A-la-hán trong kiếp ấy (như Bồ tát Sumedha, khi được Đức Phật Dīpaṅkara (Nhiên Đăng) thọ ký, Ngài có đủ duyên lành chứng quả A-la-hán ngay khi ấy).

d- Satthāra dassanaṃ: gặp được Đức Phật. e- Pabbajjā: phải là bậc xuất gia.

f- Guṇa sampatti (thành tựu ân đức): Tức là thành tựu được ngũ thông với bát thiền.

g- Adhikāra: Là có việc lành cao tột, như hy sinh cả sinh mạng cúng dường đến Đức Phật. Tức là "thực hiện được việc khó có người làm được".

h- Chandatā: có ước vọng mãnh liệt, dù có khó khăn trở ngại như thế nào cũng không thối chuyển.

Giải:

Ở đây chỉ cho người Nam thiện bộ châu (jambūdīpa) vì người châu này có tính dũng mãnh như đã giải.

Chỉ có cõi người mới thành Phật Chánh giác hay Độc giác, các chúng sanh khác như chư thiên, Phạm thiên không thể thành Phật Chánh giác được.

Nhưng trong Chánh giác tông hay trong Bản sớ giải Madhuratthavilāsinī của Ngài Buddhadatta (là vị Trưởng lão sang Tích Lan trước Ngài Buddhaghosa) có ghi:

"Cách nay 2 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, vào thời Đức Phật Sumana, Bồ tát sanh làm Long vương có tên là Atulanāga được Đức Phật Sumana thọ ký."

"Cách nay 1 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, vào thời Đức Phật Anomadassī, Bồ tát sanh làm chúa Dạ xoa. Vào thời Đức Phật Paduma, Bồ tát sanh làm Sư tử vương". Tất cả những kiếp ấy, Bồ tát đều được thọ ký thành vị Chánh giác trong vị lai.93

Như vậy, ở đây "phải là người" là nói đến lần đầu tiên được thọ ký, đồng thời vị ấy nói lên ước nguyện của mình trước Đức Phật Chánh giác, những lần sau đó là "ghi nhận gián tiếp" vì Đức phật Chánh giác lập lại lời "ghi nhận" của vị Phật Chánh giác đã thọ ký đầu tiên cho Bồ tát.

- Phải là nam nhân.

Đức Phật có dạy:

"Này các tỳ khưu, sự kiện này không xảy ra: "Một nữ nhân có thể là bậc A-

la-hán Chánh đẳng giác", sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các tỳ khưu: "Nam nhân có thể là bậc A-la-hán Chánh đẳng giác", sự kiện này có xảy ra."94

- Là bậc xuất gia.

Chính phẩm mạo xuất gia nói lên tính cách ly dục hoàn toàn, là bậc không còn thọ hưởng các dục lạc, mang lại niềm tin cho những ai chưa có niềm tin, làm tăng trưởng niềm tin cho những ai đang có đức tin. Ngay chính quả vị A-la-hán cũng phải được phẩm mạo xuất gia nâng đỡ, nếu người cư sĩ chứng quả A-la-hán, không xuất gia sẽ viên tịch trong ngày (có tư liệu nói là: trong vòng 7 ngày).

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)