Bốn năng lực lớn (mahābala):

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 50 - 52)

- Trên nền tảng xuất gia, giới được trong sạch tinh nghiêm hơn.

3- Bốn năng lực lớn (mahābala):

a- Năng lực bên trong (ajjhattikabala):

Bồ tát tự tin vào khả năng của mình "sẽ trở thành bậc Chánh giác (Sammasambodhi), sự tự tin này dựa vào tâm tôn kính Pháp (dhamma gārava) và trí tuệ hiểu Pháp.

Khi rèn luyện năng lực này, Bồ tát có niềm tự hào và có tâm hổ thẹn khi làm điều ác.

Hai điều này phát sanh do nương vào ước nguyện trở thành Phật Chánh giác và do tu tập các Ba-la-mật cao tột (paramattha pāramī) để trở thành bậc Giác ngộ cao nhất.

b- Năng lực bên ngoài (bāhirabala):

Là ba duyên (1,2,3) phát sanh đại nguyện "thành tựu bậc Chánh đẳng giác" (đã giải ở trên).

Rèn luyện năng lực này, Bồ tát tin rằng "ta sẽ được nhân thiên trợ giúp khi gặp những chướng ngại", đồng thời tự tin rằng "Ta là người có đầy đủ năng lực để trở thành vị Chánh đẳng giác trong tương lai".

c- Năng lực của cận y lực (upanissaya bala).

Là duyên đầu tiên khiến phát sanh ước nguyện "thành tựu bậc Chánh đẳng giác".

Vị Bồ tát suy nghĩ: "muốn trở thành vị Chánh đẳng giác, phải thành tựu được Song thông lực".

Do đó, Bồ tát nỗ lực tu tập thiền định để rèn luyện năng lực này và thường xuyên chứng đạt năm pháp thần thông, gọi là cận y lực (upanissaya bala).

Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi kinh Bổn sanh thường ghi nhận: "Bồ tát thường xuất gia làm đạo sĩ và thường chứng đạt tám thiền cùng năm thắng trí".

d- Năng lực của tinh cần lực (payogabala).

Tinh cần lực là năng lực bền bỉ thực hành những pháp thích ứng để trở thành bậc Chánh đẳng giác.

Theo dòng thời gian, thực hiện đầy đủ bốn điều kiện, bốn nhân, bốn năng lực này, vị Bồ tát đạt đến giai đoạn phát triển thành tựu tám yếu tố để được thọ ký.

Đức Phật Chánh giác thấy rõ sự thành tựu tám yếu tố này, Ngài thọ ký cho Bồ tát Chánh giác, nhằm mục đích làm tăng sự hoan hỷ trong tâm của vị Bồ tát Chánh giác.

Để nhanh chóng thành tựu tám yếu tố ấy, Bồ tát luôn nhủ tâm: "Ta sẽ cố gắng với sự nhiệt tâm không ngừng để trở thành Phật hầu tế độ chúng sanh thoát khổ".

Với tuệ trong sáng trong hành động lẫn lời nói cùng với những nỗ lực không ngừng, vị ấy đạt được bốn năng lực to lớn.

Không bao lâu thì vị ấy có được tám yếu tố cần thiết, thể hiện đại hạnh nguyện (mahābhinihāra) một cách rõ nét và chắc chắn trong tâm như một vị Bồ tát thực sự.

Từ đó trở đi, vị ấy không còn thay đổi hạnh nguyện, chỉ có duy nhất đại nguyện trở thành bậc Chánh đẳng giác, cho dù Ngài có được Đức Chánh giác thọ ký hay không, đại nguyện ấy đã được định sẵn và không thể thay đổi.

Như vậy, hạnh nguyện (abhinihāra) là nền tảng cơ bản trước tiên cho tất cả pháp Ba-la-mật.

Các điều cao thượng khác nương sanh.

Nhờ tăng trưởng hạnh nguyện với tâm thiện có trí, các điều cao thượng khác nương đó sanh lên như sau:

a- Vị Bồ tát thường có tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh, như đối với con của mình.

b- Tâm có sự thức tỉnh.

Vị Bồ tát trong hành trình sinh tử, có những lúc Ngài cũng rơi vào những cạm bẩy của dục lạc, nhưng rồi Ngài kịp thời tỉnh ngộ và lập tức lìa xa những ô nhiễm ấy ngay. Đây là điểm khác biệt giữa Bồ tát và kẻ thường tình.

c- Tất cả hành động, lời nói và tâm lý của vị Bồ tát thường hướng về lợi ích và hạnh phúc của chúng sanh.

d- Tu tập các pháp Ba-la-mật hay các hạnh lành (carita) không hề lui sụt, và các pháp ấy ngày càng trở nên hoàn thiện rõ nét.

Do các điều cao thượng này tăng trưởng, Bồ tát trở nên bậc cao quý, xứng đáng nhận các vật cúng dường tốt đẹp, Bồ tát là mảnh ruộng màu mỡ không gì so sánh được (ngoại trừ các bậc Thánh) của các hạt giống thiện.

---o0o---

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 50 - 52)