Hoặc khi thuyết về 5 uẩn (khandha), trước tiên Đức Phật nêu lên sắc uẩn (rūpakkhandha) (vì sắc uẩn dễ nhận thấy trước tiên), rối đến thọ uẩn (vedanākkhandha), tưởng uẩn (saññākkhandha), hành uẩn (saṅkhārakkhandha) và thức uẫn (viññāṇakkhandha), điều sau vi tế hơn điều trước.
Hay đối với chúng sanh có trí tuệ già dặn, Đức Phật dạy quán xét 5 uẩn, chúng sanh có trí tuệ trung bình, Đức Phật dạy quán xét 12 xứ (āyatana) đi từ sắc pháp đến danh pháp, chúng sanh có trí tuệ chậm chạp Đức Phật dạy quán xét 18 giới cũng theo trình tự ấy, nhưng rộng hơn….
Đây là trình tự thuyết giảng.
Trong năm trình tự ấy, pháp Ba-la-mật thuộc về trình tự thuyết giảng. Có thể phát sinh câu hỏi:
"Tại sao Đức Phật không thuyết giảng trình tự pháp Ba-la-mật khác đi, lại trình tự thuyết giảng từ bố thí đến trì giới, rồi xuất gia…?".
Câu trả lời là:
Khi Bồ tát Sumedha được thọ ký từ Đúc Phật Dīpaṅkara (Nhiên Đăng), Bồ tát quán xét để tìm ra những pháp dẫn đến chứng đắc Phật trí, Ngài tìm thấy pháp bố thí đầu tiên, rồi lần lượt đến trì giới, xuất gia… Và Ngài đã thực hành các pháp đã tìm thấy ấy.
Khi thành tựu Phật quả, Đức Phật đã dạy về các pháp Ba-la-mật theo trình tự mà Ngài đã tìm thấy khi còn là Bồ tát Sumedha.
Trong 10 pháp Ba-la-mật, giải thích về tương quan liên tục một cách chi tiết thì:
Về bố thí:
- Bố thí dễ thực hiện hơn giữ giới. Một người có thể khó giữ giới nhưng dễ dàng bố thí.
- Bố thí dựa vào giữ giới sẽ tốt đẹp hơn.
Một người tuy bố thí nhiều nhưng không giữ giới vẫn bị chỉ trích "biết bố thí mà không biết giữ giới", trái lại có giữ giới tăng thêm phần tốt đẹp.
Lại nữa, nếu bố thí mà không giữ giới dễ dàng rơi vào khổ cảnh, cho dù có là ngạ quỷ Vemānika23. Hoặc tái sanh vào loài bàng sanh, tuy hưởng