III- Phân loại các Ba-la-mật.
77 André Bareau – Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa Pháp Hiền dịch, Nxb Tôn giáo Hà Nội, năm 2003, trg 25.
25.
Đây là quan điểm của Thượng tọa bộ cùng các bộ phái như Hữu bộ (Sarvastivada)… chấp nhận.
Hữu bộ là một trong các bộ phái tách ra từ Theravāda79. Hữu bộ có một thời cực thịnh, đã thực hiện một cuộc kết tập Phật ngôn lần thứ IV dưới thời vua KanishkaII (Ca-ni-sắc-ka), vị Trưởng lão bộ phái này lúc đó là Ngài Rāhulabhadra (Sđd, tr.190).
Nên ghi nhận rằng: "Cuộc kết tập lần IV dưới thời kỳ của vua Kanishka II, không có sự tham gia của Trưởng lão bộ (Theravāda)80, cho dù là Trưởng lão bộ Ấn Độ hay Thượng tọa bộ Tích lan.
Học giả Kimura Taiken có nêu ý kiến: Nên chia thành hai thời kỳ để khảo sát về đặc tính của vị Bồ tát Chánh giác:
- Thời kỳ còn luân hồi: Thời kỳ này được xác định từ khi Bồ tát Thiện Huệ (Sumedha) được Đức Phật Nhiên Đăng (Dīpaṅkara) thọ ký cho đến kiếp Ngài ở cung trời Đẩu Suất (Tusitadeva).
- Thời kỳ tối hậu thân: Được xác định kiếp chót khi Ngài là Thái tử Siddhattha (Sĩ Đạt Ta) cho đến khi hàng ma thành bậc Chánh Đẳng giác81 (không kể giai đoạn sau khi thành Phật cho đến khi viên tịch). Bây giờ chúng ta hãy xét giai đoạn tối hậu thân.
Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện với Tiểu luận: "Bồ tát hay Thinh văn", đã trình bày rõ nét về "Bồ tát là phàm nhân" theo quan niệm của Thượng tọa bộ. Gs. André Bareau cho rằng: "Thượng tọa bộ (Tích lan) vẫn giữ được tính
cổ xưa của giáo thuyết" 82.
Mặt khác, trong kinh Tạng hệ Pāli, chúng ta thấy Đức Phật khi dùng từ Bồ tát, đó là ám chỉ Ngài khi chưa chứng đắc Vô thượng chánh giác.
Riêng kinh Đại Bổn (Mahāpadāna sutta) trong Trường bộ III, nói về 7 vị Phật quá khứ, khởi đầu là Đức Phật Vipassī (Tỳ-bà-thi), ông Nalinaksha.Duti cho rằng: "là bản sao cuộc đời của Đức Phật Thích ca
mâu ni"83. Và như vậy "Bồ tát" cũng ám chỉ cho Đức Phật khi chưa thành
bậc Chánh giác.