Các yếu tố là mô nhiễm Ba-la-mật.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 76 - 79)

Nói bao quát: "Yếu tố làm ô nhiễm pháp Ba-la-mật là: tôi, của tôi, chính tôi". Tức là do tham ái (ái ngã, ái ngã sở) chi phối.

Như "tôi" là người cho, hay "đây là người thân của tôi nên tôi mới bố thí. Đây là người thân của tôi nên tôi không sân hận (có sự nhẫn nại)…

Nói cách khác do tham, ngã mạn và tà kiến là nhân của sự ô nhiễm của các Ba-la-mật.

Trong từng trường hợp riêng thì:

1- Về Bố thí.

Suy nghĩ phân biệt các vật thí và những người thọ thí làm ô nhiễm bố thí Ba-la-mật.

Vị Bồ tát tu tập bố thí Ba-la-mật, khi bố thí không có sự phân biệt vật thí đang có và người đang xin.

Vị ấy không nghĩ đến phẩm chất vật thí: "đây là thứ quá tốt hay quá kém", vì khi nghĩ đến những vật quá tốt có thể sinh bỏn xẻn hay tâm không hoan hỷ khi cho, còn nghĩ đến vật quá xấu, có thể phát sinh ray rứt khi nhớ lại. Bồ tát sẽ cho những vật đang có đến những ai đang cần dùng, đến xin Ngài.

Vị ấy không nghĩ đến người nhận: "Người này không có giới đức, ta không thể bố thí vật này đến cho người ấy". "Người này có giới đức, ta nên cúng dường đến vị ấy"…..

Những suy nghĩ phân biệt như vậy làm cho bố thí Ba-la-mật không được trong sạch.

2- Về giới Ba-la-mật.

Vị Bồ tát tu tập giới Ba-la-mật, không phân biệt chúng sanh và các trường hợp khác biệt.

Như: "Ta sẽ không sát sanh chỉ với loài này, đối với loài khác thì không cần giữ giới không sát sanh".

Hay "đây là người thân của ta, ta không nên trộm cắp", "đây là nữ thân tộc của ta, ta không nên tà hạnh" ....

Hoặc là: "Ta chỉ giữ giới trong trường hợp này, trường hợp khác thì không".

Như: Trước đại chúng thì "giữ gìn giới hạnh", còn khi ở nơi kín đáo thì nghĩ rằng: "Đây là nơi kín đáo, không ai trông thấy, ta không cần phài giữ gìn giới hạnh" …..

Khi suy nghĩ phân biệt như vậy sẽ làm ô nhiễm giới Ba-la-mật.

3- Về xuất gia.

Có hai loại dục: Vật dục (vatthukāma) và phiền não dục (kilesakaama). Khi suy nghĩ: "Đời sống tại gia, thụ hưởng những dục lạc như vầy… như vầy, nhưng đời sống xuất gia thiếu vắng những dục lạc ấy".

Khi tâm mong cầu hay suy nghĩ về dục lạc của đời sống tại gia, đó là sự ô nhiễm của Xuất gia Ba-la-mật.

Khi suy nghĩ: "Đời sống xuất gia, thụ hưởng những dục lạc như "được cúng dường, được cung kỉnh, được đảnh lễ…"

Hay suy nghĩ: "Đời sống xuất gia sau khi thân hoại mệnh chung sẽ tái sanh về thiên giới, phạm thiên giới, sẽ thọ hưởng những thiên dục lạc. Nếu sanh lại cõi người sẽ thọ hưởng dục lạc của bậc có phước như làm vua, quan, trưởng giả…".

Ý mong cầu những loại dục lạc như thế, là nhân gây ô nhiễm cho xuất gia Ba-la-mật.

Thường suy nghĩ đến các dục lạc, khi không có các cảnh dục (như không được kỉnh trọng, không được đón tiếp, không được cúng dường..) thì khó chịu.

Đức Phật có dạy:

"Nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các ngươi như sau: "Chư hiền, có phải Samôn Gotama sống Phạm hạnh để được sanh lên cõi trời?". Này các tỳ khưu, được hỏi như vậy, các ngươi có bực phiền, tủi nhục, chán ngấy hay không?"

- Thưa có, bạch Thế Tôn.57

4- Về trí Ba-la-mật.

57 A.i, 115.

Khi nghĩ về "tôi" (tức là chấp ngã, là tà kiến), "của tôi" (là ái ngã sở) là nhân gây ô nhiễm tuệ Ba-la-mật.

Đức Phật có dạy :

"Puttā m‘atthi dhanaṃ m’atthi. Iti bālo vihaññati.

Attā hi attano natthi Kuto puttā kuto dhanaṃ. "Con tôi, tài sản tôi. Người ngu sanh ưu não. Tự ta, ta không có. Con đâu, tài sản đâu".58

5- Về tinh tấn Ba-la-mật.

Tâm uể oải do hôn trầm, thuỵ miên chi phối. Theo luận A-tỳ-đàm (abhidhamma), đó chính là những loại tâm tham hữu trợ (sa saṅkhārika).

Đó là nhân gây ô nhiễm cho tinh tấn Ba-la-mật.

6- Về nhẫn nại Ba-la-mật.

Suy nghĩ với sự phân biệt "ta và người khác", là nhân gây ô nhiễm cho Nhẫn Ba-la-mật. Vì rằng: "có sự chấp "ta" sẽ dễ dẫn đến sân hận, thù oán.

7- Về chân thật Ba-la-mật.

Do nắm giữ theo thường tình qua những khái niệm (chế định – paññatti), không nhận thức rõ bản thể pháp, là nhân gây ô nhiễm chân thật Ba-la-mật.

Vì cái "biết" theo pháp chế định (paññatti dhamma), qua sự thấy, nghe… xúc chạm, không làm hiển lộ sự thật.

8- Về quyết định Ba-la-mật.

Lưỡng lự, phân vân trước những lợi ích (có lợi ích hay không nhỉ?) của các hạnh lành (cariya), của sự buông bỏ (cāga) hay những lợi ích của Ba- la-mật, như: Có phải Ba-la-mật này đưa đến giải thoát không? Hay giải thoát đến thời gian nào đó tự động sẽ đến?… là nhân gây ô nhiễm quyết định Ba-la-mật.

9-Về tâm từ Ba-la-mật.

58 Dhp, câu 62 . HT. Thích Minh Châu dịch.

Khi phân biệt đối tượng: "Đây là người thân, đây là kẻ thù. Đây là người ân của ta, đây không phải là người ân của ta…" là nhân gây ô nhiễm tâm Từ Ba-la-mật.

10- Về tâm xả Ba-la-mật.

Phân biệt giữa những cảnh dục đáng hài lòng (như: được cung kỉnh, được tôn trong, được tán dương…) và những cảnh dục không đáng hài lòng, là nhân gây ô nhiễm cho Xả Ba-la-mật. Vì không thể thản nhiên trước cảnh tốt đẹp hay cảnh không tốt.

Các Ba-la-mật được trong sạch khi không bị những pháp "ngâm tẩm" (āsava - lậu hoặc) như tham, ngã mạn, tà kiến… xen vào.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)