M.ii, Kukkuravatikasutt a Cẩu hành giả kinh.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 68 - 70)

D. Mười sáu khuynh hướng tâm (ajjhāsaya)

54 M.ii, Kukkuravatikasutt a Cẩu hành giả kinh.

Tự mình hiểu thấu đáo sẽ: "từ bỏ những gì nên từ bỏ (virati), tu tập những gì nên tu tập (bhāveti), và có thể giúp đỡ người khác không lìa xa con đường đúng đắn (là bát chánh đạo).

- Đối với quyết định.

Với trí tuệ, người ấy thấy rõ "điều lợi ích hay không lợi ích, có hại hay không có hại". Với điều có hại vị ấy quyết định xa lánh, với điều lợi ích vị ấy quyết định thực hiện.

- Đối với từ tâm.

Với ba đối tượng: bạn, không thân – không thù và kẻ thù, chỉ người có trí mới có thể hướng tâm từ đến ba đối tượng ấy như là một.

- Đối với tâm xả.

Chỉ người có trí mới có thể giữ được tâm thăng bằng trước những thăng trầm của cuộc sống, dù tốt hay xấu cũng không bị chúng làm ảnh hưởng, xáo trộn tâm để rồi vui buồn… như kẻ thường tình.

Khi quán xét theo những cách như thế, đó là đặc tính của trí tuệ để nhận ra các pháp đang thực hành. Trí là nhân làm cho các pháp Ba-la-mật trở nên trong sạch tốt đẹp.

Vị Bồ tát thường tự nhắc nhở mình: "Không có trí thì không thể có "hiểu biết" (sammādiṭṭhi) trong sáng và hoàn hảo. Không có sự hiểu biết trong sáng hoàn hảo thì không có giới trong sáng hoàn hảo. Không có giới trong sáng hoàn hảo thì không thể có định trong sáng và hoàn hảo. Không có định trong sáng và hoàn hảo thì không thể đạt đến sự chứng ngộ pháp như thật viên mãn.

Không có giới - định - tuệ trong sáng hoàn hảo, người đó không thể hành động vì lợi ích của mình nói chi đến lợi ích của người khác.

Muốn thực hiện hành động vì lợi ích của người khác, ngươi cần nổ lực cao độ để phát triển trí".

Với sức mạnh của trí, vị Bồ tát đứng vững vàng trên bốn cứ điểm (catutthādhiṭṭhāna) là: trí (paññā), sự thật (sacca), buông bỏ (cāga) và an tịnh (upasama).

Bồ tát đem lợi ích đến cho tất cả chúng sanh với bốn pháp tế độ (catu saṅgahavatthu) là: Bố thí (dāna), ái ngữ (piyavajjaṃ), lợi hành (atthacariyā) và đồng sự (samānattatā), giúp chúng sanh ở trên con đường giải thoát và an trú chúng sanh vào năm quyền pháp : đức tin, tinh tấn, niệm, định và tuệ chín chắn.

Trí trong bốn cứ điểm là:

- Nhờ năng lực của trí, Bồ tát tìm hiểu về các sự thật của pháp như: Uẩn (khandha), xứ (āyatana), giới (dhātu) ... hiểu biết đúng đắn về sự vận chuyển của các pháp ấy trong quá trình luân hồi và sự chấm dứt của nó. Đây là trí về sự thật.

- Bồ tát tích cực làm các việc thiện như bố thí Ba-la-mật, giữ giới Ba-la- mật ... để buông bỏ những căn bản bất thiện tham, sân, si. Đây là trí về buông bỏ.

- Vị Bồ tát quyết định phát triển tâm đến giai đoạn lợi ích nhất trong an tịnh tâm (là chứng đạt thiền Phi tưởng phi phi tưởnng xứ). Đây là trí về an tịnh (upasama).

- Khi thấu hiểu được nhiều tác dụng của trí như thế nên vị Bồ tát luôn nỗ lực làm tăng trưởng trí. Đây là trí về trí .

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)