Tâm đại bi (mahākaruṇā) và trí thiện xảo trong phương tiện

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 52 - 53)

- Trên nền tảng xuất gia, giới được trong sạch tinh nghiêm hơn.

B. Tâm đại bi (mahākaruṇā) và trí thiện xảo trong phương tiện

(upāya kosalla ñāṇa).

Cũng như đại nguyện, tâm đại bi và trí thiện xảo trong phương tiện tạo ra nền tảng cho tất cả các Ba-la-mật, hai điều này đã được nói ở trên. Nhờ có tâm đại bi và trí thiện xảo, các vị Bồ tát có thể không ngừng quan tâm đồng thời làm thành tựu lợi ích đến chúng sanh khác mà không quan tâm đến lợi ích của chính mình.

Mặc dù thực hiện các việc làm vượt quá khả năng của những người bình thường nhưng các Bồ tát không xem các việc ấy quá mệt nhọc.

Những ai có cơ hội gặp Bồ tát, thường nhận ra đức hạnh của Ngài, những đức hạnh ấy được thiết lập trên nền tảng tâm đại bi (mahākaruṇā) và trí thiện xảo.

Chính tâm đại bi và trí thiện xảo mang lại lợi ích, an lạc cho những ai tin cậy, kính trọng các Ngài.

Nói rõ hơn "với tâm bi mẫn và trí tuệ" thì:

- Nhờ trí tuệ, Bồ tát thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, nhờ tâm đại bi Bồ tát thực hiện được các nhiệm vụ của một vị Phật.

- Nhờ trí tuệ Bồ tát có thể xuyên qua vòng luân hồi, nhờ tâm đại bi Bồ tát cứu giúp các chúng sanh.

- Nhờ trí tuệ, Bồ tát thấu hiểu sự đau khổ của người khác, nhờ tâm đại bi Bồ tát nỗ lực làm giảm bớt sự đau khổ của người khác.

- Nhờ trí tuệ Bồ tát chán ngán đau khổ, nhờ tâm đại bi Bồ tát chịu đựng và chấp đau khổ để mang hạnh phúc đến tha nhân, giải thoát chúng sanh thoát khỏi những buộc ràng của đau khổ.

- Nhờ trí tuệ Bồ tát mong ước đạt Níp-bàn, nhờ tâm đại bi Bồ tát mong mỏi chúng sanh khác cũng như thế.

Như vậy, tâm bi và trí tuệ không chỉ là nền tảng cho các Ba-la-mật, mà còn là nền tảng cho sự mong ước được thành Phật, đồng thời mang lại lợi ích cho chúng sanh theo nhiều cách.

---o0o---

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 52 - 53)