Dh p kệ ngôn số 282.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 36 - 38)

- Trên nền tảng xuất gia, giới được trong sạch tinh nghiêm hơn.

33Dh p kệ ngôn số 282.

Trí thiện xảo trong (điều) thoái hóa là biết rõ "điều này mang lại tai hại như vầy… như vầy, để giải thích cho chúng sanh thấu rõ những tai hại của ác-bất thiện pháp, giúp chúng sanh từ bỏ, lánh xa những điều thoái hóa.

Bao gồm hai loại trí này là "trí thiện xảo trong phương tiện (upāya kosalla).

Bậc xuất gia có được trí thiện xảo trong phương tiện, càng chói sáng trong đời này.

Tiếp theo trí tuệ là tinh tấn(viriya).

- Trí tuệ có tăng trưởng do nương vào tinh tấn.

Nói cách khác, thiền định làm sanh khởi trí tuệ, mà tinh tấn là một chi phần của Định (chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về định uẩn – samādhikkhandha).

- Thấy rõ điều tốt đẹp giúp mình lẫn tha nhân tiến hóa, phát sanh lợi ích, nhưng không thực hành thì sự biết (trí tuệ) này cũng vô ích.

Trái lại khi nỗ lực (tinh tấn) thực hành thì lợi ích ấy trở thành hiện thực. - Những điều vi diệu chỉ hiện khởi trong trí như: "vô thường, khổ, vô ngã", do nương vào tinh tấn đặc biệt34 (paggaha) phát sanh.

- Lợi ích thật sự có được khi được trí tuệ xem xét, cân nhắc cẩn thận. Tức là trí tuệr phải xem xét nhiều lần về "vấn đề đang xem xét". Đó là trí nương vào tinh tấn trở nên sáng rực, trí trong thiền khởi sanh không thể không nương vào tinh tấn là điển hình nhất

Chính vì thế, lời dạy sau cùng trước khi Đức Phật viên tịch là:

"Vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādethāti:

Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn chớ có phóng dật".35

Nhẫn nại (khanti) được đề cập sau tinh tấn vì:

- Nhẫn nại là nền tảng ban đầu của tinh tấn.

Chỉ người nào có kiên trì chịu đựng để vượt qua những chướng ngại, khó khăn như: thể xác đau đớn, thời tiết khắc nghiệt, sự quấy rầy của những sinh vật nhỏ bé : ruồi, muỗi, hay độc hại như rắn, rết.. (thời Đức

34 Paggaha có nghĩa là "nỗ lực, trợ giúp, nâng đở"; ở đây dùng nghĩa tinh tấn là thích hợp nhất. 35 D.iii, kinh Đại bát Nípbàn (Mahā parinibbāna sutta). 35 D.iii, kinh Đại bát Nípbàn (Mahā parinibbāna sutta).

Phật, những vị tỳ khưu thường vào rừng hành pháp Samôn), bấy giở sự tinh tấn mới hình thành và hiển lộ.

- Nhẫn nại hỗ trợ, nâng đỡ cho tinh tấn vượt qua chướng ngại.

Tuy nhiên, chịu đựng những lời chỉ trích đúng đắn để "lười biếng", không cải thiện sự việc cho tốt hơn thì không gọi là nhẫn nại (một người lười biếng cũng có thể "nhẫn nại" trước những lời chê trách, hoặc cố "chứng tỏ điều này tôi không thể làm được" để rồi buông xuôi như: "tôi không thể thiền tập vì tuổi già, vì bịnh tật, vì bề bộn công việc… trong khi họ có thể vượt qua những chướng ngại ấy).

- Người có nhẫn nại mới có tinh tấn liên tục, sự nỗ lực liên tục đã nói lên sự nhẫn nại cao độ.

- Chính nguyên nhân tán loạn tâm (uddhacca) do tinh tấn quá mức, được loại trừ bằng nhẫn nại.

Tức là khi hành giả biết rằng : "sự tán loạn tâm này do tinh tấn quá mức" thì: kiên nhẫn thực hành trở lại, đồng thời kiên nhẫn theo dõi diễn tiến của pháp, khi thấy "tán loạn" sắp sanh lên, lập tức giảm bớt tinh tấn. Thế là "tán loạn" bị diệt trừ.

Và tán loạn do tinh tấn quá mức được diệt trừ chỉ có thể có qua "tự mình hiểu pháp (dhammanijjhāna), muốn hiểu pháp phải có sự nhẫn nại theo dõi pháp.

Chư Phật có dạy:

"Khantī paramaṃ tapo titikkhā. Nibbānaṃ paramaṃ dadanti buddhā. Na hi pabbajito parūpaghātī

Samaṇo hoti paraṃ viheṭhayanto.

" Nhẫn nại là nhiệt cần tối thượng. Chư Phật dạy: Níp-bàn là tối thượng. Đúng vậy, người gây tổn hại cho kẻ khác không phải bậc xuất gia. Bậc Sa môn không hề áp bức ai."36

- Khi nỗ lực giúp đỡ tha nhân, vì lợi ích của tha nhân, vị Bồ tát có thể gặp nhiều chướng ngại, nhưng nhờ nhẫn nại Ngài vượt qua.

Như có lần giúp cho hai ông bà Bà-la-môn Magandiya chứng đạt đạo quả, Đức Phật đã bị cô Magandiyā (con gái của ông bà) kết oan trái, về

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 36 - 38)