III- Phân loại các Ba-la-mật.
72 Luận điểm – chương IV, luận điểm 8.
Nhưng nếu thế thì "trước thời Đức Phật Ca-diếp, Bồ tát vẫn là phàm
phu."
Mặt khác, ông Kimura Taiken không đề cập đến sự phản bác của Thượng tọa bộ được ghi trong Luận sự (sđd).
- Trong Luận sự có ghi lại một quan điểm của Bộ phái Andhaka cho rằng "Bồ tát thị hiện vào các cảnh giới".73
Andhaka là một bộ phái tách ra từ Đại chúng bộ, chủ trương rằng: - Bồ tát theo ý chí tự do mà sinh vào ác thú (như địa ngục…). - Bồ tát theo ý chí tự do mà tái sinh.
- Bồ tát theo ý chí tự do mà hành khổ hạnh.
- Bồ tát theo ý chí tự do mà tu hành và theo học thầy khác.74
Để rồi, bộ phái Đại thừa (Mahāyana) về sau, triển khai rộng rải quan điểm này, nảy sinh những tín ngưỡng về Quan thế âm, Địa Tạng..75 Các
nhà Đại thừa cho rằng: Vị Thánh A-la-hán được Đức Phật thọ ký trở thành Đức Phật Chánh giác vị lai 76 và trở thành vị Bồ tát.
Trở lại Luận điểm của bộ phái Andhaka, theo GS. André Bareau:
"Ngài Buddhaghosa (Phật Âm) cho biết: Vào thế kỷ thứ 3 sau Phật Níp- bàn, xuất hiện 6 học phái mới: Vương sơn trú bộ (Rājagirika), Nghĩa thành bộ (Siddhārthika), Đông sơn trú bộ (Purvasaila), Tây sơn trú bộ (Aparasaila), Tuyết sơn trú bộ (Haimavata) và Vajjiriya.
Ngài Buddhaghosa xếp bốn bộ phái đầu là: Vương sơn trú bộ, Nghĩa thành bộ, Đông sơn trú bộ và Tây sơn trú bộ vào một với tên gọi là Andhaka; mà các ghi chép địa phương có cho biết sự có mặt của họ trong vùng Andhra, gần Amarâ-vati."77
Theravāda đã bác bỏ quan điểm này của phái Andhaka và yêu cầu bộ phái Andhaka chứng minh có bài kinh nào nói đến điều này không? Andhaka im lặng78.
b- Bồ tát là phàm nhân.
73 Xem Luận điểm, chương 23, vấn đề "Bồ tát thị hiện". 74 Kimura Taiken - Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, trg. 83 74 Kimura Taiken - Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, trg. 83 75 Kimura Taiken (sđd).