Về tâm xả Ba-la-mật.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 75 - 76)

D. Mười sáu khuynh hướng tâm (ajjhāsaya)

10. Về tâm xả Ba-la-mật.

- Sự xỉ nhục và những điều sai trái do những người khác tạo ra, có thể

gây loạn tâm nếu như người này không có tâm xả,

- Tâm bị náo loạn thì không có khả năng làm những việc thiện thậm chí là bố thí ...

- Khi tâm từ được tu tập hướng đến chúng sanh, nếu không có Xả thì tâm không trọn vẹn trong sạch, vì nương theo tâm Từ ái luyến có thể sanh lên, như người mẹ thương con dễ dẫn đến "ái ngã sở (yêu cái của tôi)" hoặc tình bạn quá khắn khít có thể dẫn đến ganh tỵ ….. Do đó, Từ Ba-la- mật không hình thành nếu thiếu tâm bi mẫn đối với tất cả chúng sanh. - Không có tâm xả thì không thể hướng lợi ích đến chúng sanh, vì nghĩ đến lợi ích cho chính mình.

- Không có tâm Xả thì đặc tính "không phân biệt vật thí lẫn người thọ thí" không hình thành.

- Không có tâm xả (đối với vật chất, hay chúng sanh khác) thì không thể làm trong sạch giới. Tức là không có tâm xả dễ dàng bị tham, sân chi phối qua tài vật… rồi dẫn đến vi phạm giới.

- Khi thực hiện việc thiện, không có tâm xả sẽ ưa thích quả an lạc của thiện. Thế là dính mắc vào ái.

- Nếu không có xả (buông bỏ) thì tinh tấn trong thiền không có kết quả lớn, không vượt lên cao. Như người chứng Sơ thiền, nếu không buông bỏ chi Tầm (vitakka), chi Tứ (vicāra) thì không thể chứng Nhị thiền….

- Tâm xả hỗ trợ cho nhẫn nại vững mạnh.

- Nhờ có tâm xả (lìa bỏ dối trá) mà chúng sanh có sự chân thật.

- Giữ quân bình tâm trước những thăng trầm của cuộc sống, nên quyết định tu tập các Ba-la-mật trở nên vững mạnh và không lay chuyển.

- Nhờ có tâm xả nên không quan tâm đến những sai trái của người khác, từ đó thúc đẩy tâm Từ tăng thịnh.

Như vậy, Trí quán xét (paccavekkhan ñāṇa) về thuận lợi hay bất lợi, lợi ích hay không lợi ích của các pháp thiện, góp phần vào nền tảng kiến tạo các Ba-la-mật ngày càng tăng thịnh.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)