D. Mười sáu khuynh hướng tâm (ajjhāsaya)
55 Dhp – câu 184 – HT Thích Minh Châu dịch.
Tuy đang chịu đựng những điều sai trái do người khác gây ra, nhưng thật ra cơ thể của ta như cánh đồng và hành động gây đau khổ cho cơ thể này, là những hạt giống xấu đã gieo trong quá khứ. Chính ta là người đã gieo những hạt giống ấy, nay ta cần phải nhẫn nại để giải quyết món nợ đau khổ năm xưa đã gieo cho người khác".
"Nếu không có người gây đau khổ thì làm sao ta tu tập nhẫn nại Ba-la- mật?"
"Mặc dù hiện tại làm điều sai trái với ta, nhưng trong quá khứ người này vẫn có lần mang lợi ích đến cho ta".
"Tất cả những chúng sanh này như con ta, làm sao một người cha có trí lại giận dữ, thù hận với chính con của mình?"
"Người này làm điều sai trái với ta, có thể vì phi nhân (yêu, ma) quấy phá, ta nên xua đuổi yêu ma đang hành hạ người này bằng pháp nhẫn nại".
"Thân - tâm (nāma rūpa) làm điều bất thiện (người đó) và thân - tâm nhận ra điều bất thiện (ta). Cả hai đều bị diệt rồi, vậy thì ai giận dữ với ai? Ta không nên giận dữ".
Quán xét theo nghĩa này, nên Bồ tát thường xuyên tu tập pháp nhẫn nại. Từ những điều sai trái do người khác gây ra, do khuynh hướng tiềm ẩn trong chuỗi thời gian dài sinh tử, có thể có sự khó chịu, rồi tăng trưởng thành giận dữ áp đảo trong tâm. Người có tâm mong cầu giải thoát, nên quán xét như vầy:
"Nhẫn nại là pháp đối nghịch với sân, điển hình là: những điều sai trái của người khác đang làm tâm ta khó chịu, sân hận đang áp đảo tâm ta. Vậy ta cần phải "chịu đựng chúng" để diệt trừ sân hận".
"Những điều sai trái của người khác gây ra đau khổ cho ta là yếu tố tăng trưởng đức tin của ta (vì sự khổ là nhân của đức tin về nghiệp báo). Và đó cũng là yếu tố giúp ta nhận thức được những bất hạnh của thế gian, giúp ta nhàm chán thế gian (anabhirati saññā - tưởng nhàm chán)". "Khi giận dữ sẽ mất trí và điên cuồng. Vậy sự trả đủa của ta đối với người có ích lợi gì?
"Đức Phật Chánh đẳng giác xem tất cả chúng sanh như chính đứa con yêu quý của mình. Do vậy, mong muốn trở thành Phật thì ta không nên giận dữ hay buồn phiền".
Nếu người làm điều bất thiện là bậc có giới hạnh, nên quán xét: "ta không nên giận dữ với một người có giới hạnh như vầy".
Nếu người làm điều bất thiện là kẻ ác giới, nên quán xét: "Ta nên đối xử với người này bằng tình thương, người có trí không ai giận kẻ điên cuồng cả".
"Giận dữ thì giới hạnh của ta sẽ bị giảm sút".
"Giận dữ với người này ta đã rơi vào sự thích ý của y, vì y:
- Mong muốn ta trở thành kẻ có dung sắc xấu xí.
- Mong ta ngủ không an giấc (sukhaseyyāya) vì phẩn nộ. - Mong muốn ta không có lợi ích (pacurattho).
- Mong muốn ta không có tài sản. - Mong muốn ta không có danh tiếng. -Mong muốn ta không có bạn bè.
- Mong muốn ta sau khi mạng chung sanh vào cõi dữ.56
"Sự giận dữ là kẻ thù đầy quyền lực gây ra tất cả sự nguy hiểm và hủy hoại tất cả hạnh phúc, an lạc."
"Khi có nhẫn nại thì không có kẻ thù".
"Với sự nhẫn nại ta sẽ không phải chịu đau khổ, đau khổ ấy trở lại với chính người gây ra".
"Trà đũa người bằng sự giận dữ thì ta đang đi theo dấu chân của kẻ thù".
"Nếu vượt qua sự giận dữ nhờ nhẫn nại, ta thắng được kẻ thù giận dữ"…. "Thật không thích đáng nếu ta từ bỏ pháp cao thượng vì giận dữ".