Bồ tát Bích Ch

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 103 - 104)

I- Ba hạng Bồ tát

2- Bồ tát Bích Ch

Các bộ Sớ giải dường như không đề cập đến những pháp cần phải có để được Đức Chánh giác "ghi nhận Bồ tát Độc giác", tuy vẫn có sự ghi nhận là "Bồ tát Độc giác".

Có thể hiểu Bồ tát Độc giác cũng phải có tám pháp như Bồ tát Chánh giác, vì Đức Độc giác cũng tự mình giác ngộ, nhưng không thể tế độ chúng sanh khác giải thoát khỏi sinh tử như Ngài, tuy về phương diện thấu triệt chân pháp, trí tuệ Ngài sâu thẳm hơn cả Đức Thượng thủ Thinh văn.

Nguyên nhân? Chỉ vì Ngài không thông thạo pháp chế định (paññatti) để diễn đạt, dẫn nhập cho chúng sanh khác thấu hiểu chân pháp như Ngài. Ví như có hai vị thầy: Một vị dạy rất dễ tiếp thu, một vị khác không có kỹ xảo này nên học trò khó tiếp thu những gì vị ấy muốn truyền đạt.

Có lẽ vì nguyên nhân này mà một số vị thầy cho rằng: "Đức Độc Giác Chỉ nghĩ đến giải thoát cho chính mình, mà không tế độ chúng sanh khác". Đã là "lực bất tòng tâm" thì không thể nói là ích kỷ, hơn nữa trong thời gian hành Pháp độ, Bồ tát Độc giác có thể hy sinh cả chi thể như tay chân… cho kẻ khác, thì không thể nói "không có tâm vị tha". Chỉ có chướng ngại sau cùng: "mạng sống" Bồ tát Độc giác không thể vượt qua

và thời gian hành pháp Ba-la-mật của chư Bồ tát Độc giác chỉ có 2 A- tăng-kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất nên dẫn đến hệ quả trên.

"HIỂU rất sâu, SỐNG rất nhiều, nhưng NÓI rất ít. Tình thương cho đời vẫn vô hạn, nhưng không tự gánh lấy sứ mạng một ĐẤNG ĐẠ O SƯ nào cả. Không vì GHÉT đời hay THƯƠNG mình, suốt đời im lặng và cô độc đến đi… Đó là chân dung của Phật Độc Giác."96

Hoặc nương theo những mẫu chuyện được ghi nhận trong bản Sớ giải, chúng ta có nhận định như sau:

Phải có đủ bảy pháp Bồ tát Độc giác mới được "ghi nhận": 1) Phải là người (manussataṃ).

2) Phải là người nam (liṅga sampatti).

3) Có duyên lành đắc quả A-la-hán trong kiếp ấy (hetu).

4) Gặp được Đức Phật và tạo phước lành đến Đức Phật (satthāra dassanaṃ).

5) Phải là bậc xuất gia (Pabbajja). 6) Có việc lành cao tột (adhikāra).

7) Có ước nguyện vững chắc (chandatā).

Như người thợ làm vòng hoa Sumana, được Đức Phật thọ ký là vị Độc giác Phật trong tương lai và cũng là một trong năm người có quả lành phát sanh trong hiện tại được đại chúng biết đến97. Mẫu chuyện tóm lược như sau98:

Sumana là người thợ làm vòng hoa, được đức vua Bimbisāra (Bình-sa- vương) tuyển vào làm trong vườn Ngự uyển của Đức vua. Mỗi ngày ông phải dâng hoa đến Đức vua và được vua ban thưởng 8 đồng tiền vàng. Một hôm trên đường đến Hoàng cung dâng hoa, Sumana cúng dường đến Đức Phật 8 nắm hoa, tám nắm hoa này tạo thành một vòm hoa vây

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)