- Trên nền tảng xuất gia, giới được trong sạch tinh nghiêm hơn.
27 Dhp, kệ ngôn số 152 HT Thích Minh Châu dịch 28 Dhp, kệ ngôn 26o HT Thích Minh Châu dịch.
Xả có thể mang đến lợi ích chỉ khi được dựa trên nền tảng của vị tha (karuṇā). Các vị Bồ tát là các bậc luôn có tình thương vị tha làm nền tảng.
Và tình thương vị tha là nền tảng tốt nhất cho pháp bố thí.
Có câu hỏi rằng: "Vì sao Bồ tát luôn có tình thương với chúng sanh, lại có thể có tâm xả (thản nhiên) với chúng sanh?".
Bố tát chỉ có tâm xả đối với chúng sanh trong những trường hợp cần thiết như khi bị kẻ ác tấn công, làm hại… Ngài giữ tâm bình thản để diệt trừ tâm sân hận. Hoặc khi được chúng sanh khác ái mộ, cung kỉnh… Ngài giữ tâm bình thản để ngăn trừ ngã mạn, ái dục..
Thật ra, Xả Ba-la-mật còn mang ý nghĩa đặc biệt khác, chẳng phải chỉ "thản nhiên đối với chúng sanh" (sẽ giải thích rõ hơn trong phần xả Ba- la-mật).
Cách giải thích khác.
Bố thí (dāna) được nêu lên đầu tiên là vì:
- Có tính phổ thông và dễ thực hiện. Mọi chúng sanh đều có thể thực hành pháp bố thí.
- Có tính lợi ích thiết thực rõ ràng hơn giữ giới.
Giới (sīla) được nêu lên sau bố thí vì:
- Giới làm trong sạch cả người bố thí lẫn người thọ thí.
- Bố thí là mang lợi ích tích cực, giới kềm chế sự tổn hại đến chúng sanh khác. Giới mang lợi ích đến người khác qua "không làm ác".
- Chúng sanh không có khả năng bố thí vẫn có thể thực hiện được việc lành qua giữ giới.
- Bố thí cho quả được giàu sang, giới dẫn đến cõi an lạc người - trời, làm quả bố thí tốt đẹp hơn.
Giả như có người bố thí, nhưng không giữ giới phải tái sanh làm súc sanh, quả bố thí có phát sanh, cũng chỉ là con vật được nuôi trong lồng vàng như con vẹt, con khướu, chim họa mi chẳng hạn, có đầy đù thức ăn nước uống, ở nơi sang trọng.. hay như chó, mèo, ngựa, voi… của đức vua. Quả bố thí ấy không có tác dụng lớn, nếu như được sanh làm người, chư thiên.
Do đó, Đức Phật dạy về sự thành tựu "được làm người, chư thiên" sau khi dạy pháp bố thí.
Đức Phật sách tấn, khích lệ chúng sanh giữ giới để đạt được sung mãn tài sản qua pháp giữ giới.
"Này các tỳ khưu, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ sát sanh. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ sát sanh. Vì cớ sao ? Vì không thấy bốn Thánh đế
Này các tỳ khưu, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ lấy của không cho. Và nhiều hơn là các chúng sanh lấy của không cho… tà hạnh trong các dục… nói dối…"29
Và:
"Này các tỳ khưu, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ thân người, phải tái sanh trong địa ngục… phải tái sanh trong loài bàng sanh…phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ.."30.
Xuất gia (nekkhamma) được đề cập sau giới vì:
- Qua xuất gia có thể giữ giới được tốt đẹp.
- Xuất gia loại trừ những ô nhiểm về thân - ngữ thêm trong sạch. - Xuất gia làm giới trong sạch, dễ dàng chứng đạt thiền định 31.
- Bậc xuất gia thường đi đến nơi an tịnh (āsaya suddhi) là nơi thanh vắng, để thực hành tuệ quán (vipassana ñāṇa).
Từ đó có thể tẩy sạch những tà kiến như "thường kiến (sassatadiṭṭhi) hay đoạn kiến (uccheda diṭṭhi) tiềm ẩn trong tâm.
- Xuất gia là phương thức làm trong sạch thân tâm (payoga suddhi) tốt nhất.
-Trong giai đoạn các ô nhiễm tiềm ẩn bộc phát (pariyuṭṭhāna) qua thân - ngữ (vitikkama – vùng vi phạm), bậc xuất gia dễ dàng chế ngự hơn tại gia do hạnh sa môn được trong sạch.32
29 S.iv, 468. - S.iv, 469.