Về xuất gia Ba-la-mật.

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 65)

D. Mười sáu khuynh hướng tâm (ajjhāsaya)

3- Về xuất gia Ba-la-mật.

Bồ Tát quán xét về những bất lợi của đời sống gia đình, tâm lý giải thoát khỏi khổ luân hồi sẽ bị lui sụt vì trách nhiệm đối với vợ con… đồng thời những phiền não trong đời sống gia đình sẽ làm cho những pháp Ba-la- mật khó hành trì, khó gìn giữ, khó tăng trưởng.

Như khi muốn thực hiện pháp bố thí chẳng hạn, nhưng nghĩ đến vợ con đang thiếu ăn, thiếu mặc lập tức tâm chùn bước ngay…

Bồ tát quán xét về sự thuận lợi trong đời sống không gia đình, được tự do như chim thiên nga vẫy vùng trong không gian rộng lớn và tự tại. Trong Trung bộ Kinh, bài kinh Tiểu khổ uẩn (Cūladukkhakkhandha sutta), có mô tả:

Thích tử Mahānāma (Đại danh) đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn và trình lên Đức Thế Tôn về ý nghĩ của mình: "Tuy biết tham, sân, si là cấu uế của tâm. Tuy vậy, đôi lúc tham, sân, si chiếm cứ tâm và an trú." Và gia chủ Mahānāma tự suy nghĩ:

- "Pháp nào trong con không đoạn trừ được, do vậy các tham pháp chiếm

cứ tâm con và an trú, các sân pháp… các si pháp chiếm cứ tâm con và an trú."

Đức Phật dạy:

-"Này Mahānāma, có một pháp trong ngươi chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp chiếm cứ tâm ngươi và an trú, các sân pháp… , các si pháp chiếm cứ tâm ngươi và an trú và an trú.

Và này Mahānāma, pháp ấy trong ngươi có thể đoạn trừ được nếu ngươi không sống trong gia đình, nếu ngươi không thụ hưởng các dục (na kāme paribhuñjeyyāsi).

Và này Mahānāma, vì pháp ấy trong ngươi chưa được đoạn trừ, nên ngươi sống trong gia đình và thụ hưởng các dục."52

Pháp mà gia chủ bị vướng mắc đó là gì? Đó là thụ hưởng các dục, đỉnh cao là phi phạm hạnh (abrahmacariyā), nên trong Luật tạng có điều học: "vị tỳ khưu hành dâm bất cứ với đối tượng nào, bị tẩn xuất ra khỏi Tăng đoàn".

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)