Dhammasaṅgini ( bộ Pháp tụ) mẩu đề tam (mātikā).

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 29 - 30)

Trong Trung bộ kinh, bài kinh "Trạm xe (Ratthavivūta sutta)", Ngài Punna Mantāniputta có dạy: "có bảy giai đoạn trong sạch theo tuần tự là: - Giới trong sạch (sīlavisuddhi) dẫn đến tâm trong sạch.

- Tâm trong sạch (cittavisuddhi) dẫn đến thấy trong sạch .

- Thấy trong sạch (diṭṭhivisuddhi) dẫn đến "dứt trừ hoài nghi được trong sạch".

- Dứt trừ hoài nghi trong sạch (kaṅkhāvitarana visuddhi) dẫn đến "thấy được con đường đưa đến trong sạch và con đường không dẫn đến trong sạch (đạo phi đạo kiến tịnh)".

- Đạo phi đạo kiến tịnh (maggāmaggaññāṇa) dẫn đến thực hành thấy - biết trong sạch (hành tri kiến tịnh).

- Hành tri kiến tịnh (paṭipadāñāṇadassana visuddhi) dẫn đến "thấy - biết trong sạch"(tri kiến tịnh).

- Thấy - biết trong sạch (ñāṇadassana visuddhi) dẫn đến "giải thoát trong sạch (vimutti visuddhi)"(giải thoát tri kiến tịnh).

Đây là ví dụ về trình tự thực hành. - Trình tự (theo) lãnh vực.

Như nói: " Trong ba giới (bhūmi), thấp nhất là dục giới (kāmāvacara bhūmi), tiếp theo là Sắc giới (rūpāvacara bhūmi), sau đó là Vô sắc giới (arūpavacara bhūmi).

Đây là ví dụ về trình tự theo lãnh vực. - Trình tự thuyết giảng.

Đức phật thuyết giảng pháp theo một trình tự riêng với mục đích tế độ người có duyên lành chứng đạt giải thoát.

Ngài dẫn dắt người nghe đi từ điều đã biết đến điều chưa biết, điều chưa biết sau vi tế hơn điều chưa biết trước.

Điển hình như "Tuần tự pháp (anupubbakathā dhamma)", Đức Phật đi từ điều người nghe đã biết là bố thí, trì giới đến các cảnh trời (vì người nghe chỉ biết chung chung là cảnh trời, nhưng không rõ biết cụ thể)22. Tiếp theo Ngài trình bày sự nguy hiểm của dục lạc (điều này người nghe chưa biết và vi tế hơn các điều trước). Sau cùng Ngài nói lên "lợi ích của xuất ly các dục lạc".

Một phần của tài liệu Den-Bo-Kia-TK-Chanh-Minh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)