Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 65 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.6.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

Trong quy trình hoạt động đào tạo của trường nói chung, hoạt động liên kết đào tạo nói riêng, hoạt động kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng và đặc biệt quan trọng, cung cấp những thông tin về mức độ đạt được mục tiêu đào tạo và các thông tin phản hồi từ người học, giúp giảng viên và nhà trường điều chỉnh cách dạy và giúp học sinh - sinh viên chủ động tổ chức quá trình học tập của mình để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Kiểm tra, đánh giá thúc đẩy hoạt động dạy và học theo phương pháp tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo lấy người học là trọng tâm, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.

Để công tác đánh giá kết quả LKĐT được thực hiện đúng thì khi thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, nhà trường đã thực hiện như sau:

- Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi thi và quy trình ra đề thi đảm bảo khách quan, có khả năng đánh giá toàn diện kiến thức người học, đề thi có thêm những vấn đề mà giảng viên giao cho sinh viên tự học để kiểm tra khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV.

- Tổ chức thi, chấm thi và đánh giá kết quả một cách khách quan. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV phản ánh kiến thức SV đã tích lũy được đồng thời có tác động trở lại với quá trình học tập. Nếu đánh giá khách quan, công bằng thì tạo động lực cho SV phấn đấu, học tập tuy nhiên nếu ngược lại thì sẽ tạo ra thành tích giả, gây ra tác động tiêu cực đối với quá trình đào tạọ

Để quản lý tốt hoạt động đánh giá kết quả liên kết đào tạo, trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn đã xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên một cách chi tiết; quy định nội dung đánh giá rõ ràng và có thang điểm đánh giá cụ thể đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của GV và các bộ phận liên quan trong đánh giá kết quả đào tạọViệc đánh giá đã được duy trì và giữ vững nề nếp cả công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất người dạy, người học nhằm đảm bảo nề nếp dạy và học, đảm bảo qui chế đào tạo theo qui định của Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT.

“Kết quả học tập của SV được đánh giá sau từng học kì theo các tiêu chí sau: - Điểm trung bình học kì là điểm trung bình có trong số của các học phần mà SV đăng kí trong học kì đó, với trọng số là tín chỉ tương ứng của học phần.

- Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng các mô đun, môn học của những học phần được đánh giá theo các mức độ xếp loại Xuất sắc; Giỏi; Khá; Trung bình khá và yếu tính từ đầu khóa học.

- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phầnvà được đánh giá theo thang điểm chữ mà SV tích lũy tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi kì học.

- Điểm trung bình chung học kì để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kì chỉ tính theo kết quả thi học phần đó ở lần thứ nhất. Điểm trung bình chung học kì và trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực SV và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi” [12].

Bảng 2.8. Mức độ quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

Chỉ tiêu 1 Mức độ đánh giá2 3 4 Điểm Xếp loại

SL % SL % SL % SL %

Quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV

14 8.75 29 1.25 92 57.5 25 15.625 2.80 2

Xây dựng quy trình/quy

chế kiểm tra thi, công nhân kết quả học tập phù hợp

11 6.875 20 1.25 85 53.13 44 27.5 3.01 3

Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện chính xác, phù hợp

31 19.38 34 1.25 58 36.25 37 23.125 2.63 2

Thành lập hội đồng chấm

điểm, công bố kết quả thi

chính xác, khách quan

2 1.25 15 1.25 112 70 31 19.375 3.08 3

Quản lý chỉ đạo việc tiếp nhận phản hồi về các thắc mắc của SV về kết quả thi

7 4.375 40 1.25 84 52.5 29 18.125 2.84 3

Quản lý việc tổng hợp, công bố, lưu trữ và thanh tra kết quả thi

7 4.375 15 1.25 92 57.5 46 28.75 3.11 3

“Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được nhà trường đa dạng hóa nhằm đảm bảo nghiêm túc khách quan, chính xác công bằng và phù hợp với những phương thức đào tạọ Phương pháp kiểm tra cho phép đánh giá được mức độ tích lũy được của học sinh về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cũng như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của người học” [12].

Bên cạnh đó, công tác tổ chức thi kết thúc môn học được tổ chức khách quan, trung thực, đảm bảo quy chế từ đó giúp SV có ý thức trách nhiệm trong học tập, kịp thời rút kinh nghiệm điều chỉnh phương pháp tiếp cận môn học, cách học cho những môn sau, tiết sau hiệu quả hơn môn trước, tiết trước. Kết quả học tập của SV được thông báo công khai kịp thời theo quy định, được lưu giữ đầy đủ, chính xác và an toàn tạo ra những thuận lợi về nhiều mặt cho SV trong quá trình học tập.

Ngoài việc thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, nhà trường còn thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo của cả khóa học.

Các hoạt động quản lý việc tổng kết, đánh giá về tổ chức các khóa học được thực hiện vào cuối năm sau khi có được số liệu tổng kết về kết quả đào tạo của các các ngành đào tạo và các khóa đào tạọ Phòng đào tạo sẽ phân công nhiệm vụ cho chuyên viên phụ trách tổng hợp và so sánh kết quả đào tạo giữa các khóa (số lượng tuyển sinh/số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ SV tốt nghiệp đạt các loại Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu kém so với mục tiêu đặt ra và so với các khóa). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường cũng tiến hành thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp về chất lượng đào tạo SV thông qua các buổi tọa đàm, đối thoại SV với doanh nghiệp và nhận được phản hồi tích cực từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác điều tra theo dấu vết SV tốt nghiệp để có được thông tin về tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề và trình độ đào tạo chưa được nhà trường đầu tư thực hiện. Qua việc đánh giá kết quả đào tạo, nhà trường cũng đã tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm việc tổ chức quản lý đào tạo cho các khóa saụ Tuy nhiên, thực tế hoạt động này vẫn mang nặng tính hình thức và chưa được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động.

Tiến hành khảo sát đối với 160 phiếu khảo sát, kết quả thu về được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện quản lý việc đánh giá kết quả đào tạo

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá Điểm Xếp loại 1 2 3 4 SL % SL % SL % SL % Quản lý việc tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo của cả khóa học

12 7.5 24 1.25 95 59.38 29 18.125 2.88 3

Quản lý việc đánh giá hiệu quả trong của các khóa học

19 11.88 32 1.25 88 55 21 13.125 2.69 2

Quản lý việc đánh giá

hiệu quả ngoài của các

khóa học

Qua bảng trên cho thấy công tác quản lý việc tổng kết, đánh giá kết quả đào tạo các khóa học của nhà trường được đánh giá thực hiện tốt với 59,38% ý kiến đánh giá tốt và 18.125% đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của các khóa đào tạo chưa được nhà trường chú trọng thực hiện. Cụ thể: việc đánh giá hiệu quả trong đào tạo chỉ nhận được 55% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt; việc đánh giá hiệu quả ngoài đào tạo nhận được 14.38% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt.

Việc đánh giá kết quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc chú trọng đánh giá chất lượng hoạt động liên kết đào tạo qua tỷ lệ SV tốt nghiệp các loại của các khóa so với mục tiêu đào tạo và chuẩn được đề ra cũng như so sánh với các khóa liên kết đào tạọ Còn việc đánh giá hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của liên kết đào tạo chỉ được tiến hành thực hiện thông qua việc ghi nhận những ý kiến đóng góp, những nhận định, đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động trong các cuộc hội thảọ Như vậy việc thực hiện đánh giá hiệu quả của liên kết đào tạo chưa được nhà trường quan tâm đúng mực, việc thực hiện cũng được tiến hành một cách đơn giản, sơ xài mang tính hình thức trên quy mô nhỏ nên chưa thực sự khoa học và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 65 - 68)