Thực trạng quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 51 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Thực trạng quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo là yếu tố cơ bản để Nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hộị Hàng năm, Bộ LĐTB&XH và Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập các Trung tâm cung cấp thông tin về TTLĐ cũng như dự báo nhu cầu đào tạọ Tuy nhiên, cho đến nay, những Trung tâm này hàng năm vẫn chưa đưa ra được những thông tin cần thiết và chi tiết cho các trường để có thể căn cứ vào đó mà xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Do vậy, nhà trường đã phải tự xác định lấy cho mình nhu cầu đào tạo của xã hội hàng năm để tuyển sinh cho phù hợp.

Tiến hành khảo sát mức độ quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo đối với 103 phiếu khảo sát của CBQL, GV, nhân viên Nhà trường và lãnh đạo DN phối hợp đào tạo với nhà trường thông qua một số phương pháp chủ yếụ Kết quả thu được thể hiện ở bảng như sau:

Bảng 2.1: Mức độ quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

Điểm Xếp

1 2 3 4

SL % SL % SL % SL %

1 Điều tra theo dấu vết

học sinh 35 33.98 27 26.21 40 38.83 1 0.97 2.13 2

2 Hội nghị khách hàng 42 40.78 35 33.98 17 16.5 9 8.74 1.99 2

3 Điều tra, khảo sát

nhu cầu học nghề 4 3.88 6 5.83 21 20.39 72 69.9 3.67 4

4

Dự báo nhu cầu từ Quốc gia và từ địa phương

15 14.56 21 20.39 22 21.36 45 43.69 3.03 3

5 Thu thập thông

tin thị trường LĐ 2 1.94 5 4.85 58 56.31 38 36.89 3.38 3

Qua bảng số liệu, ta thấy thực trạng mức độ thực hiện việc quản lý xác định nhu cầu đào tạo của hoạt động liên kết đào tạo tại Nhà trường như sau:

Các nội dung nhận được đa số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tốt bao gồm: xác định nhu cầu đào tạo thông qua việc điều tra, khảo sát nhu cầu học với 69.9% đánh giá thực hiện tốt; xác định nhu cầu đào tạo thông qua việc thu thập thông tin thị trường lao động với 56.31% đánh giá thực hiện tốt; Việc thu thập thông tin qua dự báo nhu cầu từ quốc gia và địa phương được đánh giá ở mức tốt khá thấp với 21.36% đánh giá là thực hiện tốt và 43.69% đánh giá rất tốt. Các nội dung nhận được ít ý kiến đánh giá thực hiện tốt bao gồm: việc lấy thông tin từ hội nghị khách hàng chỉ có 16.5% đánh giá thực hiện tốt. Đáng chú ý là việc lấy thông tin từ việc điều tra theo dấu vết học sinh thực hiện rất thấp (chỉ có 38.83% đánh giá là thực hiện tốt, chủ yếu đánh giá chưa tốt và Không tốt). Lý do được đưa ra là chưa có quy trình khả sát hợp lý và nhà trường chưa quản lý sát sao các hoạt động trên.

Tuy công tác xác định nhu cầu đào tạo được nhà trường giao cho phòng đào tạo phối hợp với Ban Tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm nhưng việc quản lý chưa tạo được hiệu quả đồng bộ, thiếu thông tin. Việc xác định nhu cầu đào tạo vẫn còn dựa vào lợi thế đào tạo của nhà trường và điều kiện về trang bị giảng dạỵ Do vậy việc tuyển sinh của nhà trường vẫn đang gặp nhiều khó khăn, số lượng học sinh sinh viên tuyển được hàng năm chưa đáp ứng so với nhu cầu của người học nghề đã ảnh hưởng đến đến quá trình đào tạo cũng như sự mở rộng về quy mô liên kết đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 51 - 52)