Những mặt mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.1.Những mặt mạnh

Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn đã ban hành một hệ thống văn bản về quản lý liên kết đào tạo tương đối hoàn chỉnh. Đây là nhân tố tiên quyết, góp phần cho sự thành công của quá trình quản lý đào tạo nói chung và quản lý liên kết đào tạo nói riêng. Đây là công cụ đặc biệt quan trọng cho việc thực hiện các vấn đề về quản lý hoạt động đào tạọ

Trên cơ sở Quy chế Đào tạo chung của nhà trường, Ban giám hiệu đã ban hành một hệ thống văn bản cụ thể hóa quy chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện, Trường thường xuyên có sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.

Từ các nội dung đánh giá, kết quả phân tích thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo ở trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn cho thấy đa số đội ngũ cán bộ quản lý, GV làm công tác quản lý giáo dục - đào tạo nói chung, quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề nói riêng có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc, có năng lực tổ chức các hoạt động đào tạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp vững, am hiểu về chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các quy định có liên quan về giáo dục nghề nghiệp.

Trong thời gian qua tập thể cán bộ QL, GV nhà trường đã phát huy sức mạnh tổng hợp, đoàn kết nỗ lực không mệt mỏi để vượt qua những khó khăn, thách thức về công tác dạy nghề (trước sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đào tạo và xu thế hội nhập, cạnh tranh lành mạnh về đào tạo nghề). Mỗi cán bộ QL, GV nhân viên nhà trường thực hiện hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ quản lý hoạt động đào tạo cũng như hoạt động dạy nghề (chưa có trường hợp GV không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm quy chế đào tạo)...

Qua nhiều năm hoạt động, trường đã tạo được dấu ấn trong công tác tuyển sinh và đào tạo, là trường được đáng giá có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung và một số tỉnh lân cận. Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Nhà nước, lãnh đạo Tỉnh, các ban ngành liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Các chế độ, chính sách về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn được ngành LĐ-TB&XH tham mưu, triển khai kịp thời nên việc thực hiện các chương trình về đào tạo nghề và liên kết đào tạo của trường có nhiều thuận lợị Hệ thống cơ chế chính sách về giáo dục nghề nghiệp được xây dựng, điều chỉnh và đổi mới đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực về nhận thức của toàn xã hội đối với tầm quan trọng của đào tạo nghề với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác tư vấn tuyển sinh và tuyển sinh của nhà trường.

Với sự đầu tư của Nhà nước và hợp tác quốc tế, Trường đã cơ bản xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đáp ứng một phần trong công tác đào tạo tại trường và sẽ huy động thêm nhiều nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hộị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 73 - 75)