8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng quản lý tuyển sinh liên kết đào tạo
Đối với hình thức đặt lớp đào tạo trong hoạt động LK với các TT GDTX- GDNN các huyện, trường Cao đẳng nghề DTNT chỉ phối hợp công tác tuyển sinh, nhiệm vụ tuyển sinh và quản lý công tác tuyển sinh chính là của Trung Tâm GDTX- GDNN các huyện.
Đối với hình thức liên kết phối hợp đào tạo với các trường CĐN khác, trường CĐN DTNT Bắc Kạn chịu toàn bộ trách nhiệm tuyển sinh và quản lý tuyển sinh.
Do những năm gần đây có nhiều điểm mới trong hoạt động tuyển sinh của cả nước theo “Thông tư Số: 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 03 năm 2017, chính sách thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kỳ thi THPT quốc gia” thì công tác tuyển sinh đào tạo nghề ngày càng khó khăn đặc biệt đối với hệ liên thông, hệ trung cấp, cao đẳng nghề khi phần lớn lựa chọn của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT là cố gắng chen chân vào trường đại học hoặc cao đẳng chuyên nghiệp.
Bảng 2.2: Thống kê kết quả tuyển sinh giai đoạn 2014 -2018
TT Hệ đào tạo 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018
1 Hệ Cao đẳng 0 0 90 60
2 Hệ Trung cấp 330 350 350 308
3 Hệ sơ cấp nghề 300 309 314 302
(Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn)
Theo bảng 2.2 cho thấy, số lượng HS, SV tuyển mới của nhà trường giảm. Nếu lấy năm học 2014-2015 làm mốc so sánh thì sự biến động về số lượng HS tuyển mới hàng năm của nhà trường như sau:
Hệ cao đẳng (hệ đào tạo chính của nhà trường) lượng học viên tuyển mới từ 90 SV (năm học 2016 - 2017) còn 60 SV (năm học 2017 - 2018), giảm 30SV. Bắt đầu từ năm học 2016, nhà trường mới bắt đầu đào tạo trình độ cao đẳng chính quy và liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.
Hệ trung cấp tăng từ 330 học viên (năm học 2014-2015) lên tới 350 học viên (năm học 2015-2016), tăng 20 học viên năm 2016-2017. Đến năm học 2017-2018 thì số lượng học viên tuyển mới đạt 310 học viên.
Hệ sơ cấp nghề có số học sinh theo học ổn định hơn, trường luôn đạt chỉ tiêu đề rạ Từ năm 2014 - 2018, số học sinh theo học trình độ sơ cấp dao động từ 300 - 314 học sinh/năm.
Có thể thấy được tình hình công tác tuyển sinh của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Nó phần nào phản ánh được công tác quản lý hoạt động tuyển sinh liên kết đào tạo của nhà trường trong thời gian quạ Từ năm 2014, Nhà trường đã thành lập Ban tư vấn tuyển sinh để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nhà trường, tư vấn chọn nghề cho học sinh, sinh viên. Hàng năm, căn cứ theo chỉ tiêu của Bộ LĐ-TB&XH cũng như việc xác định nhu cầu đào tạo và trên cơ sở thực tiễn của nhà trường và hợp đồng liên kết đào tạo với các đơn vị liên kết để xác định số lượng HS, SV tuyển sinh mớị
Trên thực tế, công tác tuyển sinh của Nhà trường so với những năm học trước đã được đầu tư nhiều nên có những thay đổi và tiến bộ rõ rệt. Nhà trường đã triển khai tư vấn tuyển sinh tại các trường THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên ở các huyện nhằm quảng bá thương hiệu, cơ cấu ngành nghề đào tạo, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh của nhà trường… Nhà trường còn tăng cường công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo để tăng cường công tác tuyển sinh chính quy, tuyển sinh liên thông từ trung cấp lên cao đẳng. Đồng thời, Nhà trường xây dựng phương án tuyển sinh theo đề án riêng đã được Bộ LĐ-TB&XH cho phép.
Năm 2016 -2017, Trường đã tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề trên đối tượng là học sinh THCS (học lớp 9) và học sinh THPT (học lớp 12) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Kết quả thể hiện như sau:
-Tổng số trường thực hiện khảo sát là: 50 trường, trong đó: 44 trường THCS; 06 trường THPT.
- Tổng số HS được khảo sát nguyện vọng học nghề và nhà trường bố trí xe ô tô đưa, đón về tham quan CSVC, xưởng thực hành, giờ thực tập tại trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn là 2.028 HS, trong đó: Học sinh THCS là 1.582 HS, học sinh THPT là 446 HS.
-Kết quả kết thúc đợt khảo sát, HS có nguyện vọng, nhu cầu học nghề là: 1.578 học sinh/ 2.028 được khảo sát (chiếm 77,9%), mô tả dưới đây:
Bảng 2.3. Nhu cầu học nghề của HS lớp 9 và HS lớp 12
TT Ngành nghề đăng ký
nhu cầu Số lượng (HS) Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Công nghệ Ô tô 237 15.0
2 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 126 8.0 (Cắt gọt kim loại)
3 Kỹ thuật xây dựng 32 2.0
4 Điện Công nghiệp 79 5.0
5 Điện tử công nghiệp 126 8.0
6 Điện dân dụng 79 5.0
7 Thú y 158 10.0
8 Khuyến nông lâm 110 7.0
9 Bảo vệ thực vật 16 1.0
10 Tin học văn phòng 47 3.0
11 Kỹ thuật chế biến món ăn 79 5.0
12 Kế toán doanh nghiệp 32 2.0
13 Ngành nghề khác 457 29.0
Tổng 1.578 100%
(Nguồn: Trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn)
Như vậy, có thể thấy nhu cầu học nghề của HS và con em các dân tộc trên địa bàn tỉnh là rất lớn, đặc biệt là những nghề gắn với nông lâm nghiệp và những nghề có khả năng tự tạo việc làm ổn định nhằm vươn lên xóa đói giảm nghèo ngay tại quê hương như nghề Thú y, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại hoặc theo nhu cầu của người học và nhu cầu thị trường lao động như nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn, khuyến nông lâm… những nghề phù hợp với điều kiện, khả năng kinh tế hộ gia đình, cũng như địa phương tỉnh Bắc Kạn và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, còn số đông học sinh chưa lựa chọn ngành nghề rõ ràng do các em
còn nặng về tư tưởng ưa chuộng bằng đại học, chọn những ngành nghề học không phải lao động chân tay hoặc phụ thuộc vào định hướng của phụ huynh, người thân trong gia đình …
Theo khảo sát công tác quản lý tuyển sinh nói chung và tuyển sinh cho hoạt động LKĐT của nhà trường có một số điểm đáng lưu tâm như:
Các hoạt động tuyển sinh, các văn bản quy định, quy trình tuyển sinh như: lập kế hoạch tuyển sinh, thành lập hội đồng tuyển sinh, thông báo, phát hành hồ sơ, hướng dẫn đăng ký... nhằm cụ thể hóa công tác tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học đăng ký và phục vụ quản lý tuyển sinh đều được nhà trường thực hiện tốt.
Công tác chỉ đạo thực hiện tuyển sinh cũng như quá trình kiểm tra đánh giá được quan tâm thực hiện nhằm yêu cầu các bộ phận chủ động và bằng mọi biện pháp thu hút người học nghề.
Từ năm 2017 trở về trước, Nhà trường chỉ tiến hành lập kế hoạch và thông báo tuyển sinh một lần trong năm vào tháng 9 đầu năm học nên việc triển khai tư vấn hướng nghiệp cũng chỉ xây dựng tập trung cao độ trong khoảng thời gian từ tháng 2, 3, 4 hàng năm khi học sinh các trường THPT bắt đầu làm hồ sơ tuyển sinh nên sau thời điểm này công tác thực hiện ít được chú trọng, tính liên tục của công tác tuyển sinh không được duy trì. Việc mở rộng nguồn tuyển sinh cũng ít được quan tâm, thiếu kế hoạch tuyển sinh liên tục cho tất cả các đối tượng, trình độ trong cả năm nên kết quả tuyển sinh ngày càng giảm.