8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Nội dung liên kết đào tạo
- Mục đích liên kết đào tạo: Nó phản ánh lợi ích, mong muốn chung và cụ thể của từng tổ chức, thành phần tham gia liên kết như lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường, lợi ích tuyển dụng nhân lực,…
- Các thành phần, tổ chức liên kết đào tạo: Bao gồm các thành phần tổ chức độc lập có tư cách pháp nhân thuộc nhiều loại hình, tổ chức kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước, … tham gia với những vai trò và vị trí nhất định trong liên kết.
- Các hình thức liên kết: Theo thông tư số: 29/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 15 tháng 12 năm 2017 quy định, có hai hình thức liên kết đào tạọ Tùy theo mục đích và tính chất liên kết mà các cơ sở có thể lựa chọn các liên kết đào tạo theo hình thức tổ chức khác nhaụ
- Liên kết phối hợp đào tạo là việc đơn vị phối hợp liên kết đào tạo trực tiếp tham gia giảng dạy CTĐT, phối hợp quản lý quá trình đào tạo và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạọ Theo quy định, liên kết dưới hình thức này, cơ sở GDNN chủ trì đào tạo phải có số lượng GV cơ hữu “giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo”. Nhà nước khuyến khích cơ sở GDNN và doanh nghiệp liên kết để tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; trong đó doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp tác trong xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình, phát triển đội ngũ giảng viên doanh nghiệp, tổ chức tuyển sinh/tuyển dụng, tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, ký kết hợp đồng đào tạo với người học...; Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác để tổ chức và công nhận kết quả đào tạo một số modun, môn học lý thuyết và thực hành (bao gồm cả đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn). Triển khai liên kết đào tạo theo hình thức này, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp có thể xây dựng dưới các mô hình đào tạo cơ bản:
+ Mô hình “đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp”
Các nước tiên tiến trên thế giới như Đức, Hà Lan, Đan Mạch… đã thực hiện chương trình đào tạo “Hệ thống kép/Dual System”, chú trọng sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Sinh viên sau khi hoàn thành một phần/toàn phần kỹ năng nghề nghiệp (tại trường) sẽ tiếp tục có quá trình làm
việc cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp. Kế đó, sinh viên sẽ lại quay về trường để hoàn tất chứng nhận kết quả học tập. Cũng với cách này, người học có thể từng bước tham gia vào thực tế sản xuất, xóa bỏ bỡ ngỡ không đáng có sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức việc tư vấn hướng nghiệp cho những sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu các công ty phù hợp với năng lực của học viên. Đồng thời, tư vấn kỹ thuật cho những học viên khi học thành lập doanh nghiệp hoặc cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hoạt động.
+ Mô hình “mang sản phẩm đến tận tay doanh nghiệp”
Hiện hầu hết học sinh khi học nghề tại bất cứ cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào đều có nhu cầu việc làm phù hợp với ngành nghề mình theo học. Trong khi đó, các nhà tuyển dụng lại mong muốn tìm được nguồn nhân lực “lành nghề”, đạt trình độ cao, hội đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Qua thực tế tổ chức đã cho thấy, các nhà tuyển dụng có xu hướng tìm kiếm những ứng viên dù mới ra trường nhưng có tiềm năng và đã được trang bị các kỹ năng nghề cơ bản. Trên cơ sở đó, các cơ sở GDNN sẽ chủ động liên hệ, liên kết với một số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực mà cơ sở giáo dục hoạt động trên địa bàn nhằm giới thiệu chương trình đào tạo, “chuẩn đầu racủa học sinh, sinh viên”. Mục đích chính của hoạt động này là “mang sản phẩm” đến tận tay doanh nghiệp.
- Liên kết đặt lớp đào tạo là việc đơn vị phối hợp liên kết đào tạo không tham gia giảng dạy, chỉ phối hợp quản lý và “đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạọ Với hình thức này, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì đào tạo phải có đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy 100% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo”[18].
- Nội dung liên kết: Tùy thuộc vào mục đích đối tượng và hình thức liên kết mà các nội dung liên kết sẽ khác nhau bao gồm đầu tư, hỗ trợ tài chính, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh với vai trò, vị trí, trách nhiệm tham gia theo thỏa thuận của các bên tham gia liên kết.
- Cơ chế liên kết đào tạo: Là cách tổ chức quản lý, nguyên tắc vận hành các mối liên kết đảm bảo mục tiêu mong muốn và trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia liên kết. Trên thực tế có thể phối hợp nhiều cơ chế khác nhau như cơ chế thị trường (theo quy luật cung - cầu, giá trị, giá cả,…) cơ chế hợp tác, liên kết mở, liên kết toàn diện …
- Sản phẩm LKĐT: là các sản phẩm tạo ra của quá trình liên kết như các sản phẩm hàng hóa - dịch vụ; sản phẩm đào tạo (nhân lực khoa học và công nghệ), sản phẩm nghiên cứu khoa học - công nghệ (vật liệu mới, thiết bị, quy trình, công nghệ mới …).
- Môi trường để thực hiện hoạt động LKĐT và các điều kiện khác: là tập hợp các nhân tố bên ngoài (môi trường chính trị - xã hội, kinh tế văn hóa và các tổ chức khác,…) và môi trường bên trong của mối liên kết giữa các đối tác (quan hệ nội bộ, các điều kiện, đặc tính bên trong của từng đối tác…)