Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 42 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú (DTNT) Bắc Kạn, tiền thân là Trường dạy nghề tỉnh Bắc Kạn, được thành lập năm 2002, theo Quyết định số 454/QĐ- UBND ngày 04-4-2002 và được đổi tên thành Trường Trung cấp nghề Bắc Kạn theo Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 03-8-2007 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ LĐ - TB&XH, có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.

Sứ mệnh của trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn là cung cấp dịch vụ chất lượng cao về giáo dục nghề nghiệp, “nghiên cứu ứng dụng, tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội”, văn hóa của tỉnh Bắc Kạn và khu vực.

Với sứ mệnh này, Trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn góp phần phát triển kinh tế xã hội văn hóa của địa phương và khu vực thông qua nhiều hoạt động như giáo dục nghề nghiệp đa cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) và đa ngành có tay nghề và phẩm chất đạt chuẩn, phù hợp với nhu cầu của địa phương và xã hội; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất phù hợp với đặc thù kinh tế xã hội của địa phương; Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, sản xuất kinh doanh có gắn với đào tạo; liên kết với các cơ sở đào tạo trình độ Cao đẳng, Đại học. Tổ chức đào tạo liên thông; tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề và tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm nghề; tổ chức đào tạo Bổ túc văn hóa kết hợp dạy nghề...

Năm 2015, cùng với sự phát triển của mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước và trước nhu cầu thực tế, Trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn. Trường là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Tỉnh Bắc Kạn, được giao nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng NNL có trình độ đến cao đẳng với đa ngành, lĩnh vực (công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp, kinh tế, du lịch và dịch vụ) ở các cấp trình độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng.

Sau 15 năm hình thành và phát triển (2002 - 2017), Nhà trường đã có được khá nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức đào tạo nghề. Nhà trường đã đào

tạo được đội ngũ lao động kỹ thuật thuộc các nghề: cơ khí, công nghệ ô tô, điện- điện tử, kỹ thuật xây dựng, chăn nuôi - thú y, kế toán doanh nghiệp, du lịch - Khách sạn....đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh Bắc Kạn nói riêng và trong cả nước nói chung, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước. Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động về chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật và nhu cầu học tập nói chung và học nghề nói riêng của người dân tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận ngày càng tăng, ngay từ những năm đầu mới thành lập, Trường đã thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề trong khu vực để tìm lời giải cho bài toán thiếu nguồn nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng đào tạọ Từ năm 2010 trở lại đây, công tác liên kết đào tạo đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa hình thức nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, nâng cao chất lượng đào tạo góp phần thực hiện tốt các chủ trường, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về công tác đào tạo nghề.

Với mục tiêu chiến lược xây dựng trường thành cơ sở đào tạo đa ngành nghề, trong đó ưu tiên phát triển có trọng điểm nghề cơ khí, điện và các nghề nông lâm nghiệp. Tạo ra nguồn lao động có tay nghề cao chính là giải pháp mang tính lâu dài tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Phấn đấu đến năm 2025, Trường cao đẳng Nghề DTNT Bắc Kạn “sẽ trở thành trường Cao đẳng đạt chuẩn quốc gia, có uy tín hàng đầu tại địa phương, nằm trong mạng lưới trường trọng điểm của cả nước, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao về giáo dục nghề nghiệp, nghiên cứu ứng dụng, tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Bắc Kạn và khu vực” [17].

Các em HS, SV khi tốt nghiệp phần lớn đã được nhà trường giới thiệu đi làm tại các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài tỉnh. Trong thời gian tới, trường đặt ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường uy tín trong công tác đào tạo, đáp ứng nhu cầu việc làm cho HS, SV sau khi tốt nghiệp. Song song với công tác tuyển sinh đầu vào, Ban lãnh đạo nhà trường đã quan tâm, chú trọng trong công tác “xây dựng chiến lược đào tạo”, đa dạng hóa các ngành nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhiệm vụ dạy và học; đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác cùng các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tạo cơ hội cho người học được thực hành, nâng cao kỹ năng, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn (Trang 42 - 44)